Kỷ luật là một trong những biện pháp chế tài nhằm xử lý những hành vi vi phạm. Các biện pháp kỷ luật đóng vai trò đảm bảo sự tuân thủ các quy tắc xử sự chung của một cơ quan, đơn vị, tổ chức của các cá nhân tại tổ chức đó. Các quy tắc xử sự chung có thể là quy chế, nội quy, … Khi một cá nhân bị xử lý kỷ luật, ngoài việc phải chịu trách nhiệm kỷ luật thì họ còn có thể bị ảnh hưởng đến các quyền lợi của mình. Trong đó, vấn đề mà nhiều người quan tâm là: “Bị kỷ luật cảnh cáo có được bổ nhiệm lại?” Để làm rõ vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.
Căn cứ pháp lý
- Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019
- Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP
Bổ nhiệm là gì?
Bổ nhiệm là thuật ngữ không còn xa lạ đối với phần lớn mọi người. Bổ nhiệm là việc chọn người hoặc nhóm người để giữ một vị trí hoặc chức vụ cụ thể trong một tổ chức, công ty hoặc tổ chức chính phủ. Quá trình bổ nhiệm thường đi kèm với việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm và khả năng của ứng viên để đảm bảo rằng người được bổ nhiệm có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Trong phạm vi bài viết, thuật ngữ bổ nhiệm mà LSX đề cập tới sẽ là phạm vi hẹp hơn, cụ thể là bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tại Khoản 5 Điều 7 Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019 định nghĩa về việc “Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019 cũng đề cập gián tiếp đến việc bổ nhiệm viên chức như sau: “Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.”
Quy định pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức
Bổ nhiệm là việc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giao chức vụ quản lý, lãnh đạo cho một cá nhân. Trong khi đó, vai trò của người quản lý, lãnh đạo là rất quan trọng trong một tổ chức. Họ đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Chính vì vậy, việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức cần tuân thủ theo các nguyên tắc chung mà pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức quy định. Cụ thể như sau:
Bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội
“Việc bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội được thực hiện theo quy định của điều lệ, pháp luật có liên quan.” (Điều 23 Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019)
Bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan nhà nước
“Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp huyện được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.” (Điều 24 Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019)
Bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên
“Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân và pháp luật về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.” (Điều 41 Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019)
Bổ nhiệm ngạch công chức
“2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.”
(Khoản 2, Khoản 3 Điều 42 Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019)
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
“1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó”
(Khoản 1 Điều 31 Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019)
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo khi nào?
Cảnh cáo là một trong những hình thức xử lý kỷ luật nói chung và đối với cán bộ, công chức, viên chức nói riêng. Hình thức xử lý kỷ luật này ở mức độ cảnh báo hoặc đưa ra cảnh báo cho một cá nhân về hành vi vi phạm kỷ luật. Mục đích của cảnh cáo cũng như những hình thức xử lý kỷ luật khác là để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các hậu quả tiềm tàng đối với cá nhân hoặc cộng đồng. Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo sẽ thể hiện thông qua quyết định xử lý kỷ luật và chỉ được áp dụng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
(Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
Đối với viên chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
- Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.
(Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
Bị kỷ luật cảnh cáo có được bổ nhiệm lại?
Để cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm chức vụ quản lý, lãnh đạo thì bản thân họ phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các tiêu chuẩn khác về nhân thân. Trong khi đó, cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật tức là trước đó họ đã có hành vi vi phạm kỷ luật, đồng thời, hồ sơ xử lý kỷ luật sẽ được lưu lại trong hồ sơ của cá nhân đó. Do đó, có rất nhiều người vẫn luôn băn khoăn về vấn đề Bị kỷ luật cảnh cáo có được bổ nhiệm lại không? Trường hợp không được bổ nhiệm lại là gì? Đối với câu hỏi này, LSX trả lời như sau:
Tại Điều 82 Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ, công chức 2019 có một số quy định quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật. Trong đó có quy định như sau:
“2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
[…]
c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật […]”
Tương tư, tại Điều 56 Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019 cũng có quy định như sau:
“2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực […]”
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật cảnh cáo thì không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình bổ nhiệm công an viên như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
- Đơn xin bổ nhiệm vào ngạch viên chức
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn về dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Bị kỷ luật cảnh cáo có được bổ nhiệm lại? Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì: “Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”
Theo đó, trong trường hợp không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có thể khiếu nại quyết định này trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì: “Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”