Hiện nay, đã có rất nhiều bạn trẻ do nhẹ dạ cả tin mà đem lòng đem hết yêu thương và tình cảm của mình cho các đối tượng xấu gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc phải mang thai ngoài mong muốn. Xét về mặt đạo đức đây những kẻ làm con gái người khác có bầu rồi chối bỏ trách nhiệm là những kẻ có một hành vi trái đạo đức, lừa gạt và vô trách nhiệm. Những để xác định được việc bị lừa tình dẫn đến mang thai có thể khởi kiện thì vấn đề này phải dựa trên rất nhiều yếu tố mới có thể xác định được. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bị lừa tình dẫn đến mang thai có thể khởi kiện không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Hành vi lừa tình dẫn đến người khác mang thai
Trước hết, để xem xét việc “lừa tình mang thai” có phạm tội hay không bài viết sẽ tập trung vào việc phân tích tính chất và thời điểm thực hiện hành vi quan hệ tình dục dẫn đến mang thai. Theo đó, có thể phân ra hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hành vi quan hệ tình dục cấu thành tội phạm
Căn cứ theo quy định của pháp luật hành vi quan hệ tình dục nếu đủ dấu hiệu tội phạm có thể cấu thành tội theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS), cụ thể:
+ Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS)
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
[…] g) Làm nạn nhân có thai;”
Nếu người nào cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn dẫn đến có thai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS)
“ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
[…] b) Làm nạn nhân có thai;”
Khung hình phạt đối với tội này khi làm nạn nhân có thai là từ 12 năm – 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
+ Tội cưỡng dâm (Điều 143 BLHS)
“ 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
[….] đ) Làm nạn nhân có thai;”
Như vậy, đối với tội danh này nếu làm nạn nhân có thai khung hình phạt sẽ từ 03 – 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS)
“ 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
[…] b) Làm nạn nhân có thai;”
+ Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)
“ 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
[…] d) Làm nạn nhân có thai;”
Trường hợp này, nếu người trên 18 tuổi phát sinh quan hệ tự nguyện với người từ 13 đến dưới 16 tuổi thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện và làm nạn nhân có thai thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Trường hợp 2: Hành vi quan hệ tình dục không cấu thành tội phạm
Hành vi quan hệ tình dục sẽ không cấu thành tội phạm nếu không thuộc các trường hợp đã nêu ở trên. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội tại Điều 141, 142, 143, 144 BLHS và người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự với tội quy định tại Điều 145 BLHS.
Bị lừa tình dẫn đến mang thai có thể khởi kiện không?
Căn cứ vào các phân tích ở phần trên và căn cứ các quy định của pháp luật chúng tôi đưa ra giải đáp như sau:
+ Trong trường hợp nếu hành vi quan hệ tình dục cấu thành tội phạm
Nạn nhân có thể làm đơn trình báo lên công an điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi đang cư trú để được giải quyết. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có yếu tố hình sự.
Sau đó sẽ tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành, nạn nhân có thể đưa ra yêu cầu đòi bồi thường nếu như hành vi của bên người thực hiện hành vi tội phạm gây ra những thiệt hại cụ thể.
+ Trong trường hợp hành vi quan hệ tình dục không cấu thành tội phạm
Trong trường hợp cả hai đã thành niên và tự nguyện quan hệ tình dục dẫn tới có thai thì khi đó hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không vi phạm pháp luật hình sự nên không thể buộc tội với bất kỳ tội danh nào.
Trong trường hợp này, nạn nhân có thể dùng biện pháp tình cảm và thỏa thuận hai bên để cùng có trách nhiệm nuôi dưỡng con.
Căn cứ theo điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“ Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Trách nhiệm cấp dưỡng của người bố khi bố mẹ không kết hôn
Sau khi bạn gái sinh con, nếu xác định chính xác quan hệ cha – con, thì dù không đăng ký kết hôn, người cha phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Cụ thể, Điều luật này chỉ rõ: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con“.
Nếu đã có quyết định của Tòa án mà người cha cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể sẽ bị phạt hành chính từ 03 triệu đồng – 05 triệu đồng (theo điểm a, khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).
Nghiêm trọng hơn, việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con bị lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015).
Mời các bạn xem thêm bài viết
- BỊ LỪA TÌNH MANG THAI CÓ THỂ KHỞI KIỆN ĐƯỢC KHÔNG NĂM 2023?
- THỦ TỤC NHỜ MANG THAI HỘ HỢP PHÁP NĂM 2023 THEO QUY ĐỊNH?
- XỬ PHẠT MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI NHƯ THẾ NÀO?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bị lừa tình dẫn đến mang thai có thể khởi kiện không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục xin cấp giấy phép lao động, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Bộ luật Hình sự 2015, có thể khởi kiện người đã quan hệ tình dục với mình với các tội danh như sau:
– Điều 141. Tội hiếp dâm
– Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
– Điều 143. Tội cưỡng dâm
– Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
– Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Mà theo quy định tại Điều 155, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Có thể thấy, chỉ có những trường hợp theo quy định của Khoản 1 điều này khi người bị hại khởi kiện ra tòa thì mới có thể rút đơn.
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu“
Trường hợp người cha không muốn nhận con, bạn nữ có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết việc xác định cha, con.
Cần cung cấp được bằng chứng hoặc yêu cùa Tòa án thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự.
Hồ sơ khởi kiện xác nhận cha, con gồm:
– Đơn khởi kiện;
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ khẩu của bạn và bạn trai;
– Giấy khai sinh của cháu;
– Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha – con của bạn và cháu bé như: Kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,…
Sau khi đã xác định được cha cho con bằng bản án của Tòa án nhân dân, có thể khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con (hoặc gộp chung khởi kiện cùng với việc xác nhận cha, mẹ con). Nếu người này vẫn trốn tránh nghĩa vụ thì có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để buộc người này phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Mức cấp dưỡng có thể do 2 bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định căn cứ vào:
– Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.