Khi tham gia giao thông trên đường, ắt hẳn chúng ta đều thấy biển số xe không chỉ có màu trắng, mà còn có màu vàng, màu xanh, màu đỏ. Những màu sắc của biển số như vậy có ý nghĩa gì? Biển số xe màu vàng la gì? Những xe nào xe gắn biển số màu vàng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Ý nghĩa của biển số xe màu xanh, vàng và trắng trong nước?
Theo khoản 6 Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về ý nghĩa của biển số xe như sau:
– Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam); đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước;
– Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD” cấp cho xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh;
– Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp cổ phần của công an, quân đội), Ban quản lý dự án thuộc doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, xe của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, xe của Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập, xe của cá nhân;
– Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ, có ký hiệu địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế – thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, cấp cho xe của khu kinh tế – thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ;
– Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải;
Biển số xe màu vàng la gì?
Biển số vàng là những biển số xe có nền màu vàng và chữ màu đen. Biển số vàng này được ban hành mới theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.
Căn cứ điểm đ khoản 6 Điều 25 Thông tư 58, biển này có sêri sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z.
Những xe nào phải đổi sang biển số xe vàng?
Theo điểm đ khoản 6 Điều 25 Thông tư 58, biển số vàng được áp dụng đối với xe hoạt động kinh doanh vận tải.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP giải thích về xe kinh doanh vận tải như sau:
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Cũng tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng liệt kê các loại hình xe kinh doanh vận tải bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Thủ tục đổi biển số xe vàng như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ đầy đủ, chính xác thì việc đổi biển số vàng trở nên thuận tiện và nhanh hơn. Lưu ý, chỉ là xe hoạt động kinh doanh vận tải thì mới đổi biển số vàng.
Nếu xe không hoạt động kinh doanh vận tải thì không cần thực hiện đổi biển số vàng.
Hồ sơ đổi biển số vàng chi tiết như sau:
- Giấy đăng ký xe.
- Sổ đăng kiểm.
- CMND/CCCD của chủ xe còn hạn sử dụng.
- Trường hợp là người nước ngoài thì xuất trình hộ chiếu (còn giá trị sử dụng).
- Trường hợp người khác đại diện đi làm, hoặc xe mua chưa sang tên đổi chủ, thì người đại diện đến thực hiện, xuất trình giấy ủy quyền hợp lệ còn hiệu lực và giấy CMND/CCCD.
- Xe công ty thì cần có dấu mộc đóng dấu.
- Mang theo 02 biển số cũ.
Bước 2: Đến Phòng cảnh sát giao thông để thực hiện việc đăng ký biển số vàng
- Đăng ký lấy số thứ tự chờ đến lượt nộp hồ sơ như trên.
- Nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại quầy, điền thông tin chi tiết vào các tờ khai
- Hồ sơ sẽ được cán bộ phòng Cảnh sát giao thông kiểm tra và phản hồi. Nếu hồ sơ đúng đủ, họ sẽ tiếp nhận giải quyết nếu không thì sẽ trả lại sửa chữa, bổ sung.
- Tiếp theo, nộp phí lệ phí và nhận giấy hẹn lấy biển số vàng. Thường thì 30 – 60 ngày sẽ trả kết quả, tùy địa phương.
- Trường hợp sai hoặc thiếu sót thì làm lại hoặc bổ sung cho đầy đủ để được tiếp nhận giải quyết.
Bước 3: Nhận biển số và gắn biển số lên xe
Như vậy đã hoàn thành thủ tục. Sau khi đến thời điểm hẹn trả biển số, thì bạn liên hệ với Phòng Cảnh sát giao thông (nơi bạn nộp hồ sơ) để nhận lại biển số vàng.
Hồ sơ gồm có: Giấy hẹn bản gốc và CMND (thẻ căn cước) chủ xe, hoặc giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu công ty. Nộp hồ sơ và đợi lấy biển số.
Bước cuối cùng là lắp biển số vàng lên chiếc xe theo đúng quy định.
Mức thu lệ phí đổi biển vàng
Hiện hành, mức thu lệ phí được quy định tại Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC như sau:
– Đối với ô tô là 150.000 đồng/lần/xe cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số.
Riêng trường hợp xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao (trừ lý do di chuyển công tác hoặc di chuyển hộ khẩu) thì nộp lệ phí theo mức thu cấp mới tại khu vực di chuyển đến.
– Đối với Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc: 150.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán
- Quy định về nợ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Biển số xe màu vàng la gì? Thủ tục đổi biển số xe vàng”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh cho bé, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) thực hiện việc đăng ký đổi biển số vàng (Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA).
Nếu sau ngày 31/12/2021 mà không đổi sang biển vàng, chủ xe kinh doanh vận tải sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm g khoản 8 Điều này và các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 28; điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định này;
Theo đó chủ xe kinh doanh vận tải là tổ chức có thể bị phạt cao nhất đến 08 triệu đồng nếu không đổi sang biển vàng theo quy định, trong khi đó mức phạt cao nhất với cá nhân là 04 triệu đồng.
Đầu tiên xe kinh doanh vận tải là việc dùng xe tải, ô tô để vận chuyển hàng hóa cũng như chở người với mục đích để kinh doanh sinh lợi. Trường hợp này bao gồm kinh doanh vận tải để thu tiền trực tiếp hoặc thu tiền một cách không trực tiếp.