Trong thời kì mà hội nhập và phát triển như hiện nay; giới trẻ được tiếp xúc với nguồn công nghệ thông tin phát triển, thay đổi từng ngày. Các bậc phụ huynh luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho các con có môi trường học tập; giải trí lành mạnh. Tuy nhiên, ở thời kì công nghệ số có không ít các thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển của các bạn trẻ. Do đó mà cha mẹ luôn có xu hướng kiểm soát các con qua việc kiểm tra điện thoại; kiểm tra các tài khoản mạng xã hội. Vậy các hành động của bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không. Xoay quanh vấn đề này, Luật Sư X nhận được nhiều câu hỏi. Cụ thể câu hỏi của bạn Vương Ngọc H như sau:
Xin chào Luật sư, hiện nay em 14 tuổi, bố mẹ em thường xuyên tiến hành kiểm tra điện thoại của em; ngoài ra còn vào các tài khoản xã hội khác xem các thông tin; với lý do em chưa thành niên. Mặc dù đã góp ý với bố mẹ nhiều lần những tình trạng này vẫn diễn ra. Em muốn hỏi Luật sư hành động của bố mẹ có đang vi phạm quyền riêng tư của em không? Em muốn nhờ Luật Sư tư vấn đề vấn đề này. Hi vọng Luật Sư giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trẻ em
Nội dung tư vấn
Quyền riêng tư được pháp luật quy định như thế nào?
“Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không?”
Quyền riêng tư được nhắc nhiều trong thời kì phương tiện điện tử và mạng xã hội phát triển như hiện nay. Quyền riêng tư bao gồm các bí mật cá nhân; đời sống riêng tư;…dễ có nguy cơ bị phát tán. Theo Điều 21 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định về quyền riêng tư:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.“
Hay tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia định. Mặc dù trên thực tế chưa có một đạo luật cụ thể về quyền riêng tư; nhưng lại có các đạo luật khác trực tiếp; gián tiếp quy định vệ quyền riêng tư. Do đó, nếu một người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Như vậy, Xâm phạm quyền riêng tư của con nhận được sự quan tâm của mọi người.
Quyền riêng tư của trẻ em được bảo vệ như thế nào?
Quyền riêng tư của trẻ được bảo vệ theo Điều 21 Luật trẻ em năm 2016
“1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.”
Với những quy định đó vậy thì bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không? Như đã biết thì thực tế điều này rất khó để giải quyết, bởi vì rất ít trường hợp con cái lại tố cáo bố mẹ về hành vi này. Và trên thực tế thì những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của con lại được bố mẹ thực hiện kiểm soát khi các em còn nhỏ.
Các hành vi xâm phạm quyền riêng tư phổ biến
- Đăng hồ sơ cá nhân của người khác lên mạng
- Đăng ảnh riêng tư của con cái lên mạng
- Công bố quyền riêng tư của người khác
- Tự ý xem thư tín, điện thoại, điện tín
Xem thêm: Đăng ảnh trẻ em lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?
Bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con có thể bị phạt không?
Như đã biết trên thực tế mọi người đều có quyền bảo vệ quyền riêng tư của bản thân. Do đó mà trẻ con cũng vậy; các em hoàn toàn có quyền được bảo vệ quyền riêng tư. Bời vậy, mà dù là còn nhỏ hay đã lớn thì bố mẹ đều không thể tự ý xâm phạm các quyền riêng tư của các con.
Dù là trẻ con; chưa thành niên; đã thành niên thì đều có quyền được bảo vệ bí mật riêng tư. Từ hình ảnh cá nhân; tên tuổi; đến điện thoại hay tin nhắn. Tất cả những vấn đề này pháp luật đều quy định rõ ràng để bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người.
Hành vi xâm phạm quyền riêng tư bị xử lý như thế nào?
Hành vi bố mẹ xâm phạm quyền riêng của con còn có thể dẫn đến việc bố mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình hiện hành không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật; an toàn thư tín; điện thoại, … gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm. Mà chỉ cần xác định đủ các yếu tố cấu thành trên là tội phạm đã hoàn thành. Những hậu quả khác do thư tín; điện thoại; điện tín bị lộ; bị chiếm đoạt; bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.
Tại điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về mức phạt như sau:
- Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
- Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong các trường hợp (Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt; làm ảnh hưởng đến danh dự; uy tín; nhân phẩm của người khác; Làm nạn nhân tự sát.)
Có thể bạn quan tâm
- Bêu rếu, kể xấu con nuôi trên mạng có phạm tội không?
- Đọc trộm tin nhắn facebook người khác, phạm tội gì ?
Câu hỏi thường gặp
Quyền riêng tư của trẻ em là quyền không phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy.
Khi người khác có hành vi đọc trộm tin nhắn trên facebook cần phải chứng minh hành vi xâm phạm dẫn đến thiệt hại. Thiệt hại này có thể về vật chất hoặc tinh thần. Khi đó hành vi đọc trộm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt của hành vi này cao nhất lên đến 3 năm tù và phạt tiền lên đến 50.000.000đ theo Bộ luật hình sự hiện hành.
Hình ảnh của con cũng là một quyền riêng tư của các con mà được pháp luật về trẻ em bảo vệ. Do đó, hành vi tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng đã xâm phạm quyền riêng tư của con. Việc đăng hình ảnh của con lên mạng còn tiềm ẩn những bất cập ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Hành vi này có thể bị phạt hành chính lên đến 50.000.000đ; nặng hơn có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề xâm Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102