Bố mẹ không tố giác con phạm tội có bị sao không?

bởi Luật Sư X
BỐ MẸ BAO CHE CON PHẠM TỘI

Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc cho con cái. Nhưng thật không may khi chính những người con lại gây họa, phạm tội; thì việc bố mẹ không tố giác con phạm tội có bị sao không? Liệu có bị liên lụy không? Dưới đây là bài viết về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

Không tố giác tội phạm là gì? che giấu tội phạm là gì?

Không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật; được quy định tại 2 điều khoản liền kề của Bộ luật hình sự 2015; đó là điều 18, 19, cụ thể như sau:

Điều 18. Che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Để phân biệt hai hành vi này thì sẽ hiểu đơn giản là:

  • Che giấu có nghĩa là hành vi thực hiện sau khi người này phạm tội; bằng cách xóa dấu vết, tang vật, cản trở điều tra.
  • Không tố giác là hành vi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện; mà không tố giác.

Những người thực hiện hành vi che giấu; hay không tố giác hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.  

Bố mẹ không tố giác con phạm tội có sao không?

Theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Bộ luật hình sự 2015; thì việc bố mẹ không tố giác con cái phạm tội vì thương, vì không muốn con cái lâm vào vòng lao lý; có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Cụ thể là không chỉ người không tố giác người che giấu là bố mẹ; mà cả ông bà, anh chị em ruột, vợ chồng biết người thân phạm tội; nhưng không tác giác; sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự; ngoại trừ trường hợp người thân đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc xâm phạm an ninh quốc gia.

Tội đặc biệt nghiêm trọng là gì?

Tội đặc biệt nghiêm trọng là loại tội được phân loại tội phạm có tính chất nguy hiểm nhất, cụ thể:

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ta có thể điểm danh một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Giết người, cố ý gây thương tích mà hậu quả làm chết người.

Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Những tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015. Dễ dàng nhận thấy những tội này bao gồm như:

Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.  

Những tội phạm này được quy định tại Điều 108 đến Điều 122 Bộ luật dân sự 2015.

Một ví dụ điển hình là vụ án Lê Văn Luyện cách đây hơn chục năm khi người cha và người thân biết con mình phạm tội nhưng bao che, không tố giác đã bị khởi tố hình sự.

Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm?

Để phân biệt hai hành vi này thì sẽ hiểu đơn giản là:
Che giấu có nghĩa là hành vi thực hiện sau khi người này phạm tội; bằng cách xóa dấu vết, tang vật, cản trở điều tra.
Không tố giác là hành vi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện; mà không tố giác.
Những người thực hiện hành vi che giấu; hay không tố giác hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.  

Bố mẹ không tố giác con cái có sao không?

Việc bố mẹ không tố giác con phạm tội vì thương, vì không muốn con cái lâm vào vòng lao lý; có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Cụ thể là không chỉ người không tố giác người che giấu là bố mẹ; mà cả ông bà, anh chị em ruột, vợ chồng biết người thân phạm tội; nhưng không tác giác; sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự; ngoại trừ trường hợp người thân đó phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc xâm phạm an ninh quốc gia.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là gì?

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ta có thể điểm danh một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Giết người, cố ý gây thương tích mà hậu quả làm chết người.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về:

Bố mẹ không tố giác con phạm tội có sao không?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp; Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833102102

Xem thêm: Chồng ép vợ quan hệ tình dục có phạm pháp hay không?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm