Buộc phải có người bào chữa trong vụ án hình sự?

bởi

Người bào chữa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác minh sự thật vụ án và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong quá trình tố tụng hình sự. Vậy nếu một vụ án hình sự không có người bào chữa thì sẽ như thế nào?  Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Căn cứ

Nội dung tư vấn:

1. Người bào chữa là ai?

Điều 72. Bộ luật tố tụng hình sự 2015

1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Quy định trên đã phổ quát một cách đầy đủ về các nhóm đối tượng được phép đăng ký bào chữa cũng như các điều kiện cả về độ tuổi, sức khỏe, quan điểm chính trị và kiến thức chuyên môn.

2. Thời điểm tham gia bào chữa

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra

3. Có buộc phải có người bào chữa trong vụ án hình sự

Pháp luật quy định rằng: Người bị buộc tội, người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội có quyền được lựa chọn người bào chữa. 

Thực tế, pháp luật không quy định buộc phải có người bào chữa, mà chỉ trong 2 trường hợp đặc biệt thì nếu như những chủ thể có quyền được chọn mời người bào chữa mà không thực hiện quyền của mình thì  cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa  cho họ tại Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ( để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của họ được thực hiện một cách đúng pháp luật) . Hai trường hợp đó như sau:

  •  Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
  •  Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Theo đó, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp:

  • Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
  •  Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm