Các bước thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất

bởi Hoàng Hà
giảm trừ gia cảnh

Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân khi đáp ứng đủ các điều kiện. Là loại thuế đánh vào thu nhập, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế được quan tâm hàng đầu. Có thể bạn không biết, khoản thu nhập tính thuế sẽ được trừ một khoản tiền gọi là giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Quy định về khoản trừ này như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khi nào thì giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Giảm trừ gia cảnh được hiểu đơn giản là một khoản tiền được trừ vào phần thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập của cá nhân. Hay nói cách khác, việc giảm trừ này sẽ làm giảm số tiền tính thuế. Có hai phần giảm trừ gia cảnh bao gồm giảm trừ cho người nộp thuế và giảm trừ cho người phụ thuộc. Căn cứ theo quy định hiện nay, với mỗi người phụ thuộc được giảm trừ 3,6 triệu đồng mỗi tháng, với cá nhân nộp thuế được giảm trừ 9 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, không phải cứ có con, cha mẹ,… là được giảm trừ. Những đối tượng này phải đáp ứng được những điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh,.. được quy định Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC gồm: 

  • Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, gồm:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng không vượt quá 01 triệu đồng.

  • Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp; những người này không nơi nương tựa và người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, những đối tượng này phải đáp ứng được các điều kiện sau trong độ tuổi lao động hoặc ngoài lao động. 

– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.Như vậy, khi đối tượng được đăng ký phụ thuộc, người nộp thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh trong trách nhiệm đóng thuế với cơ quan nhà nước. 

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc

Mặc dù người phụ thuộc của người nộp thuế thỏa mãn các điều kiện để có thể hưởng giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, nếu người nộp thuế không thực hiện thủ tục đăng ký thì sẽ không được giảm trừ gia cảnh. Điều này cho thấy rằng, thủ tục đăng ký người phụ thuộc rất quan trọng. Có hai phương thức đăng ký người phụ thuộc. Đó là người lao động, cá nhân có thể đăng ký qua tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp) hoặc trực tiếp với cơ quan thuế.

Trường hợp 1: Thông qua doanh nghiệp.

Bước 1: Người lao động chuẩn bị hồ sơ và gửi cho doanh nghiệpCác giấy tờ cần chuẩn bị được quy định tại  Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC, cụ thể: 

  • Mẫu giấy ủy quyền của cá nhân cho doanh nghiệp.
  • Giấy tờ tùy thân của Người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam: Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân.
  • Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh của người phụ thuộc là người nước ngoài và người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. 

Bước 2: Doanh nghiệp hoàn thiện và nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan quản lý thuế.

  • Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc;
  • Gửi Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc theo Mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT

Trường hợp 2: Cá nhân tự đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương; tiền công theo Mẫu số 20-ĐK-TCT .
  • Giấy tờ tùy thân của Người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam: Giấy Chứng minh nhân dân; hoặc Thẻ căn cước công dân.
  • Hộ chiếul hoặc Giấy khai sinh của người phụ thuộc là người nước ngoài; và người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. 

Bước 2: Nộp cho cơ quan thuế.Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị!

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm