Hộ kinh doanh phải đóng những loại thuế nào; mức đóng bao nhiêu luôn là câu hỏi mà những người thành lập hộ kinh doanh luôn băn khoăn; vì mức đóng thuế liên quan trực tiếp thu nhập của họ. Qua bài viết này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh phải đóng những loại thuế nào?
Theo quy định thì khi thành lập hộ kinh doanh và hoạt động kinh doanh; phải nộp 3 loại thuế chính sau:
- Thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế giá trị gia tăng
Ngoài các loại thuế nêu trên; hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Bạn đọc có thể tham khảo:
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Dịch vụ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Thuế môn bài (lệ phí môn bài)
Mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, gồm 3 mức như sau:
- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.
- Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm
- Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm
Vì vậy, nếu hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài.
Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài như là:
- Hộ kinh doanh sản xuất muối;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, trong thời gian 6 tháng cuối năm thì chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)
Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán. Cụ thể:
Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Trường hợp mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở lên thì cách tính thuế GTGT và thuế TNCN; như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,…
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế:
Doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%
Câu hỏi thường gặp
Thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp; mức thuế khoán do Cơ quan thuế quy định dựa trên những thông tin kê khai/doanh thu hoạt động thực tế của hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh tính thuế theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm bàn giao hàng hóa, hoặc hoàn thành dịch vụ hoặc nghiệm thu/bàn giao công trình.
Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
Nếu bạn có ý định chuyển đổi hộ kinh doanh thành DNTN; thì bạn sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi như: được miễn thuế, lệ phí môn bài trong vòng 03 năm; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn…và nhiều ưu đãi khác có lợi cho doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833.102.102