Hệ thống quy phạm xung đột của mỗi quốc gia thể hiện trong hệ thống luật quốc nội và các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Hệ thống quy phạm xung đột của mỗi quốc gia thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong quốc gia đó và đồng thời nó cũng củng cố và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị đó trong đời sống quốc tế. Các hệ thuộc luật cơ bản cũng được ra đời trên cơ sở đó; nhằm điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Vậy, có những hệ thuộc luật cơ bản nào?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Hệ thuộc luật là gì?
Hệ thuộc luật là một bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, đây là phần chỉ ra hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ liên quan. Hệ thuộc luật chính là phần đặc biệt nhất tạo nên sự độc đáo của quy phạm xung đột so với các loại quy phạm pháp luật khác.
Tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hệ thuộc luật của Tư pháp quốc tế là các nguyên tắc xác định luật áp dụng trong các quy phạm xung đột. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật, vì mỗi hệ thuộc chỉ có một phạm vi áp dụng khác nhau nên không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật.
Mỗi hệ thuộc chỉ có phạm vi áp dụng nhất định. Do đó việc giải quyết xung đột pháp luật cần áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau nhưng không phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật. Các kiểu hệ thuộc luật cơ bản trong tư pháp quốc tế gồm: luật nhân thân; luật quốc tịch; luật tòa án; luật nơi thực hiện hành vi….
Các hệ thuộc luật cơ bản
Luật nhân thân
Hệ thuộc luật | Khái niệm | Phạm vi áp dụng | Ngoại lệ |
Luật nhân thân (Lex personnalist) | Là hệ thống pháp luật của nước mà cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch hoặc có nơi cư trú. Đây là hệ thống pháp luật gắn bó nhất với một chủ thể | – Điều chỉnh các vấn đề thuộc quy chế pháp lý nhân thân. Quan hệ nhân thân – Xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân. | – Đối với các cá nhân có quốc tịch 1 nước, nhưng cư trú ở 1 nước khác thì đồng thời chịu sự điều chỉnh của cả hai hệ thống pháp luật nơi cá nhân có quốc tịch và luật nơi cá nhân cư trú . – Không áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của cá nhân nếu luật đó có nội dung hoặc hệ quả của việc áp dụng trái trật tự công cộng nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước có Tòa án giải quyết vụ việc |
Luật quốc tịch của pháp nhân
Hệ thuộc luật | Khái niệm | Phạm vi áp dụng | Ngoại lệ |
Luật quốc tịch của pháp nhân | Là hệ thống pháp luật nước nơi pháp nhân thành lập hoặc nơi Pháp nhân có trụ sở chính (tùy thuộc vào Pháp luật từng nước). | Quy chế pháp lý của pháp nhân: + Điều kiện thủ tục thành lập + Quyền và nghĩa vụ (hoạt động của pháp nhân) + Chấm dứt hoạt động (phá sản, giải thể) | – Đối với các công ty xuyên quốc gia (TNC); hoặc công ty đa quốc gia (MNC) có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia: Quy chế của pháp nhân chịu sự điều chỉnh đồng thời của pháp luật nước nơi pháp nhân có quốc tịch và nơi pháp nhân thực tế có các hoạt động. (Ví dụ: chi nhánh, văn phòng đại diện) |
Luật nơi có tài sản
Hệ thuộc luật | Khái niệm | Phạm vi áp dụng | Ngoại lệ |
Luật nơi có tài sản (lex resitae) | Đây là hệ thuộc luật cơ bản trong tư pháp quốc tế. Là hệ thống pháp luật nước nơi có tài sản thực tế tồn tại. Cơ sở, học thuyết quy chế lãnh thổ. (tài sản nằm tại đâu luôn chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nước đó). | – Chỉ áp dụng đối với tài sản hữu hình (động sản, BĐS) – Áp dụng đối với quy chế pháp lý tài sản, quyền sở hữu: + Định danh tính chất tài sản, các loại tài sản và các hình thức sở hữu. + Xác lập quyền sở hữu thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu. + Xác định nội dung quyền (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt). | – Động sản trên đường vận chuyển áp dụng luật do các bên thỏa thuận (luật nơi động sản chuyển đến, luật nơi đi…) – Quyền sở hữu đối với phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển…) áp dụng luật nơi đăng ký phương tiện. – Tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân nước ngoài giải thể, phá sản áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân – Tài sản vô hình (tài sản thuộc sở hữu trí tuệ) áp dụng luật nơi phát sinh quyền (nơi định hình vật chất đối với quyền tác giả); luật nơi được cấp văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp. |
Luật nơi thực hiện hành vi
Hệ thuộc luật | Khái niệm | Phạm vi áp dụng | Ngoại lệ |
Luật nơi thực hiện hành vi pháp lý (lex lovi actus) | Là hệ thống pháp luật nước nơi thực hiện một hành vi pháp lý; hoặc nơi xảy ra 1 sự kiện pháp lý. Hành vi xảy ra ở đâu luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi đó. – Luật nơi thực hiện hành vi bao gồm nhiều hình thức: + Luật nơi giao kết hoặc nơi thực hiện Hợp đồng + Luật nơi thực hiện 1 nghĩa vụ (cấp dưỡng, nuôi con…) + Luật nơi lập di chúc + Luật nơi tiến hành kết hôn + Luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. | Xác định hiệu lực, hệ quả pháp lý cụ thể của hành vi. Cụ thể: – Hiệu lực hình thức của Hợp đồng được xác định theo pháp luật nước nơi giao kết hợp đồng đó. – Hiệu lực hình thức của di chúc được xác định theo luật nơi lập di chúc. – Hiệu lực hình thức của hôn nhân theo luật nơi tiến hành kết hôn. – Xác định tính chất (có lỗi hay không có lỗi); mức độ của hành vi gây thiệt hại; cách thức bồi thường thiệt hại theo luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại; hoặc luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. | – Hành vi pháp lý được thực hiện có dấu hiệu lẩn tránh pháp luật thì không được công nhận có hiệu lực . – Hiệu lực nội dung Hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật do các bên thỏa thuận với điều kiện những thỏa thuận đó không trái trật tự công, nguyên tắc cơ bản của pháp luật nơi thực hiện hợp đồng. |
Luật tòa án
Hệ thuộc luật | Khái niệm | Phạm vi áp dụng | Ngoại lệ |
Luật tòa án (Lex fori) | Là hệ thống pháp luật của nước có Tòa án thụ lí vụ việc Luật tòa án bao gồm luật tố tụng và luật nội dung. Ví dụ: Tòa án thụ lí vụ việc luôn áp dụng luật tố tụng của nước mình và các quy phạm tư pháp quốc tế của mình để chọn luật nội dung. (Bộ luật tố tụng dân sự) | Tòa án thụ lí áp dụng luật tố tụng của nước mình đối với: – Xác định thẩm quyền xét xử – Trình tự thủ tục giải quyết vụ việc – Thủ tục tố tụng công nhận thi hành án, quyết định dân sự của tòa án, trọng tài nước ngoài. | Khi các Điều ước quốc tế có quy định khác. Ví dụ: các quy định về thẩm quyền xét xử theo điều ước quốc tế, thủ tục tương trợ, ủy thác tư pháp giữa các nước. |
Như vậy, các hệ thuộc luật cơ bản của Tư pháp quốc tế chính là các nguyên tắc xác định luật áp dụng trong các quy phạm xung đột. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu về tư pháp quốc tế nói chung.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Các hệ thuộc luật cơ bản trong tư pháp quốc tế“. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý. Trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế; mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.
Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Đó có thể là quy phạm xung đột thông thường (do các quốc gia tự xây dựng); hoặc quy phạm xung đột thống nhất. (các quốc gia thoả thuận xây dựng nên trong các điều ước quốc tế).
Luật tiền tệ được hiểu là khi kí kết hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng một đơn vị tiền tệ nhất định; do đó các vấn đề liên quan đến tiền tề đó được giải quyết theo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó.