Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một điều tất yếu trong khi giải quyết các vụ việc của tư pháp quốc tế. Song việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng chỉ được thực hiện trong các trường hợp nhất định. Và trong các trường hợp đó thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; của đương sự. Vậy, các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài được quy định như thế nào?
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế là gì?
Khoản 2 điều 663 bộ luật dân sự 2015 quy định:
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện; hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam; pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài
Điều 664 Bộ luật dân sự: Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn; thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế bao gồm:
Khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài
Quy phạm xung đột là quy phạm dẫn chiếu luật hoặc quy phạm chọn luật áp dụng. Chính vì vậy, khi quy phạ xung đột dẫn chiếu đến thì luật nước ngoài phải được áp dụng. Có như vậy thì hiệu lực của quy phạm mới được tôn trọng và pháp luật mới được thực thi. Bởi quy phạm xung đột thông thường là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ra.
Luật nước ngoài khi được quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến cần được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài; bao gồm các quy phạm thực chất lẫn các quy phạm xung đột. Nên khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài sẽ có thể dẫn đến hiệu tượng dẫn chiếu ngược; hoặc dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
Khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài
Giống như quy phạm xung đột thông thường; quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Bởi quy phạm xung đột thống nhất tuy không do nhà nước xây dựng nên; nhưng do nhà nước thỏa thuận xây dựng cùng với một hoặc nhiều nước khác; (điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương); hoặc do nhà nước chấp thuận tham gia (gia nhập điều ước quốc tế đa phương).
Tuy nhiên, ở đây có một sự khác biệt nhỏ nhưng hết sức quan trọng giữa sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột thông thường và quy phạm xung đột thống nhất. Đó là luật nước nào được quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu; thì chỉ có nghĩa là phần luật thực định của pháp luật nước đó; chứ không phải là toàn bộ hệ thống pháp luật. Vì vậy, với quy phạm xung đột thống nhất khi dẫn chiếu luật không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược; và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
Khi các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài
Đây là trượng hợp luật áp dụng do các bên thỏa thuận lựa chọn; là trường hợp mà luật nước ngoài được áp dụng không do các quy phạm luật dẫn chiếu. Song, nói như vậy không có nghĩa là tùy tiện mà việc chọn luật của các bên cũng phải dựa trên căn cứ pháp luật. Hay nói cách khác là sự lựa chọn đó của các bên phải được pháp luật cho phép; nếu pháp luật không cho phép thì sự lựa chọn đó cũng không có giá trị pháp lý.
Việc cho phép các bên chọn luật áp dụng có thể được thể hiện trong các điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia. Ở đây thể hiện sự tôn trọng của các bên; luât nước ngoài được áp dụng thì cũng chỉ là phần luật thực định giống như quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu; và trường hợp này cũng không có dẫn chiếu ngược.
Trong trường hợp quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế và các quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam cùng điều chỉnh một quan hệ hoặc một nhóm quan hệ nhất định; đặc biệt khi giữa các quy phạm xung đột này có sự khác biệt thì ưu tiên áp dụng quy phạm quy phạm trong điều ước quốc tế.
Khi cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước ngoài là hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất
Thông thường, việc xác định luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế sẽ do các quy phạm xung đột quy định; hoặc do các đương sự thỏa thuận lựa chọn khi được cho phép. Tuy nhiên, nếu các trường hợp trên đã được xem xét mà vẫn không xác định được luật áp dụng thì một giải pháp nữa đã được quy định để khắc phục tình trạng này. Đó là luật áp dụng sẽ là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất; theo xác định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ là pháp luật nước ngoài đó sẽ được áp dụng. Đây là một quy định mới đảm bảo sẽ luôn xác định được pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc.
Có thể thấy, các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế là vấn đề quan trọng. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan; tổ chức trong tư pháp quốc tế.
Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
Điều 670 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được; mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này; thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý. Trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế; mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau.
Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Đó có thể là quy phạm xung đột thông thường (do các quốc gia tự xây dựng); hoặc quy phạm xung đột thống nhất. (các quốc gia thoả thuận xây dựng nên trong các điều ước quốc tế).
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.