Căn cứ:
-
Bộ luật lao động 2012
Nội dung tư vấn:
1. Điều kiện hưởng lương hưu
Nói đến lương hưu, người đã nghĩ ngay đến việc một người lao động đến tuổi nghỉ hưu và được nhận một khoản lương hằng tháng của bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nam từ đủ 60 tuổi; nữ đủ 55 tuổi: Đây là độ tuổi theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động đủ điều kiện để nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
- Lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đù 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Như vậy, nếu có những điều kiện làm việc đặc biệt liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay sức khỏe thì người lao động sẽ được quy định độ tuổi nghỉ hưu sớm hơn mức quy định trong điều kiện lao động bình thường.
Cụ thể hóa từ Điều Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Công thức tính lương hưu.
Sau khi tham gia bảo hiểm xã hội và đáp ứng đầy đủ điều kiện để được hưởng lương hưu thì người lao động về hưu được hưởng lương hưu. Mức hưởng được tính theo công thức quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
- Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó:
Tỷ lệ lương hưu sẽ phụ thuộc vào giới tính lao động.
Đối với lao động nam:
- Nghỉ hưu từ 01/01/2019: 45% tương ứng với 17 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%;
- Nghỉ hưu từ 01/01/2020: 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%;
- Nghỉ hưu từ 01/01/2021: 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%;
- Nghỉ hưu từ năm 01/01/2022 trở đi: 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%..
Đối với lao động nữ:
- Nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi: 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.
Công thức tính như vậy nhưng mức hưởng lương hưu tối đa không được quá 75% mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Cách tính lương hưu 2019. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.