Cách tra cứu những nhãn hiệu, logo đã đăng ký như thế nào?

bởi LinhTrang
Cách tra cứu những nhãn hiệu, logo đã đăng ký như thế nào?

Tra cứu nhãn hiệu là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam. Việc này nhằm tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về. Lý do ở đây là từ các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn. Vậy có những cách tra cứu nhãn hiệu, logo đã đăng ký nào? Việc tra cứu có khó khăn quá không?

Câu hỏi:

 Thưa Luật sư, Công ty Em đã thiết kế xong logo và muốn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu/thương hiệu. Nhưng em không biết liệu khả năng có thể đăng ký bảo hộ được không ? Em có thể tra cứu nhãn này không ? Em mong luật sư tra cứu giúp em ạ. Em cảm ơn!

 Căn cứ pháp lý:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019

Từ câu hỏi trên, phòng tư vấn luật Sở hữu trí tuệ luật sư X xin được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ như sau:

I. Tại sao phải tra cứu logo đã đăng ký 

Tra cứu nhãn hiệu là một vấn đề chuyên sâu. Đây là việc của xét nghiệm viên thuộc bộ phận nhãn hiệu trực thuộc Cục sở hữu trí tuệ. Trước năm 2009, Cục sở hữu trí tuệ có cung ứng dịch vụ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng bởi nhu cầu của người dân quá lớn nên Cục SHTT tạm ngừng thực hiện thủ tục này trên thực tiễn. Do vậy mà việc tra cứu logo sẽ giúp cho chủ sở hữu tránh bị ăn cắp bản quyền.

 1. Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký. Điều này tránh bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.

2. Tránh mất thời gian, chi phí.

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng. Nhất là đối với những chủ sở hữu nộp sau.
 Tra cứu sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký. Đặc biệt là tránh mất thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới). Do vậy mà việc tra cứu xem có logo có đủ khả năng không là cực kì quan trọng.

3. Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa. Nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

II. Cách tra cứu logo đã đăng ký chi tiết.

Để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty thì cần xem xét. Được thực hiện tại nội dung và Điều kiện bảo hộ, khả năng phân biệt nhãn hiệu. Chúng được quy định tại Điều 72, 73 và Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009) và Điều 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Đặc biệt là tại điều 72:

“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Do vậy mà tra cứu logo đã đăng ký hay chưa rất quan trọng. Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định.

Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đây là một cách tra cứu cơ bản do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp. Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ. Cách tra cứu này rất đơn giản, chỉ cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu logo đã đăng ký: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Bước 2: Nhập thông tin cơ bản như tên nhãn hiệu cần tra cứu vào ô tìm kiếm. Ví dụ nhập chữ Luật sư X (đối với nhãn hiệu chữ).
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm (Ví dụ: nhóm 12) . Và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: dịch vụ tư vấn luật).
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Công cụ này tỏ ra khá hữu ích trong việc tra cứu. Với những người có kinh nghiệm, có kiến thức về sở hữu trí tuệ thì công cụ này có thể đưa đến khoảng 60% độ chính xác cần thiết. Còn đối với khách hàng đây là một công cụ để có thể kiểm tra ý tưởng của mình hoặc để theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Cục sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, với mẹo “…” này, chỉ cho ra chính xác cụm từ mà bạn muốn tra cứu. Điều này có thể không hiển thị hết các nhãn hiệu khác có chứa nhãn hiệu. Đặc biệt là khá khó khăn đối với nhãn hiệu có cách phát âm tương tự.
Ví dụ: Nếu bạn tra cứu “Bamboo”.
Kết quả hiển thị sẽ là đúng từ “Bamboo”. Nhưng có thể có các nhãn như: “Bam bu”; “Bem bu” hoặc “Bam bo” rồi. Do vậy, bạn phải cẩn thận với cách tra cứu này.
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ trên gần như trở nên vô nghĩa. Khi đó, Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Mẫu nhãn hiệu của bạn nên gửi cho các Công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để họ có thể tra cứu. Thông thường các đơn vị này thường thiết lập một”kênh tra cứu riêng” với cục sở hữu trí tuệ, Khả năng đảm bảo độ chính xác có thể lên đến 95%. 5 % còn lại là các yếu tố rủi ro, tranh chấp bởi những quan điểm hoặc góc nhìn trái chiều về việc đăng ký nhãn hiệu.

Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu bằng cách nâng cao

Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao,  khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên. Điều này nhằm tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên. Và sau đó họ sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Việc gửi thông tin mẫu nhãn hiệu đến Cục sở hữu trí tuệ để chờ các chuyên viên tra cứu sẽ khá khó khăn. Do vậy mà bạn nên ủy quyền cho một tổ chức đại diện trực tiếp làm việc với các chuyên viên đó. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhằm loại trừ những người có ý tưởng giống mà đăng ký trước bạn.

III. Luật sư X cung cấp dịch vụ tư vấn, tra cứu logo đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam

1. Dịch vụ tư vấn, tra cứu logo

Trong quá trình thực hiện tra cứu nhãn hiệu khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là trong quá trình thực hiện các cách kiểm tra logo có đăng ký được không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ hoặc gửi thông tin tới công ty Luật sư X. Tại đây các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện các công việc sau:
  • Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan như: thủ tục đăng ký, tiết kế logo, điều kiện đăng ký nhãn hiệu logo,…
  • Tra cứu sơ bộ, tra cứu nâng cao khả năng đăng ký mẫu logo mà khách hàng cung cấp. Sau đó sẽ thông báo kết quả cho khách hàng.
  • Đưa ra những lời khuyên chuyên môn để đánh giá khả năng đăng ký thành công của logo nhãn hiệu.
  • Hướng dẫn khách hàng cách bổ sung hoặc thay đổi logo. Vấn đề này thường xảy ra trong trường hợp logo bị nhầm lẫn. Có nhiều khi sẽ bị trùng lặp với doanh nghiệp khác đã đăng ký.
  • Ngoài ra Luật sư X còn cung cấp dịch vụ đăng ký logo trọn gói từ A – Z.

2. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn tra cứu logo từ luật sư X

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn tra cứu logo của Luật sư X, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn chuyên sâu của các Luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp. Đặc biệt là tại luật sư X còn cung cấp dịch vụ đăng ký quyền bảo hộ logo trọn gói. Việc tin tưởng làm việc cùng với luật sư X sẽ cho bạn những lợi ích sau:
  • Được sự hỗ trợ của các luật sư giàu kinh nghiệm tra cứu. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra lại cơ sở dữ liệu của cục bản quyền. Điều này nhằm xác định khả năng trùng lặp. Đặc biệt là khả năng thành công hay trả về của thương hiệu.
  • Cung cấp cho khách hàng kiến thức cơ bản để hiều hơn về các quy định đăng ký bản quyền.
  • Kết hợp với khách hàng hoàn thiện và xử lý hồ sơ chính xác.
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan pháp luật. Bao gồm các vấn đề về thủ tục, lệ phí, công chứng tài liệu.
  • Đại diện khách hàng tại cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ và làm thủ tục.
  • Đại diện khách hàng tại cục sở hữu trí tuệ để nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu.
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương hiệu đã đăng ký.
 Trên đây là các cách tra cứu những nhãn hiệu, logo đã đăng ký từ luật sư X chúng tôi. Mong những lời giải thích chi tiết trong bài viết này sẽ giúp ích cho độc giả. Nếu quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn vướng mắc trong quá trình tra cứu logo nhãn hiệu xin hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Website https://lsx.vn/ và hotline  0833 102 102 luôn sẵn sàng phục vụ quý khách bất cứ lúc nào.
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm