Hành vi cầm dao cướp tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định?

bởi VinhAn
Cầm dao vào cướp của hàng sữa, nam thanh niên bị xử lý như thế nào?

Với tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, tần suất xảy ra các vụ cướp tài sản diễn ra ngày càng nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ cướp cửa hàng sữa mới diễn ra gần đây, và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Tóm tắt vụ án:

Trưa 5/8, Thịnh cần tiền tiêu xài nên nảy sinh ý định đi cướp. Anh ta thủ sẵn 2 dao trong túi quần, rảo quanh các tuyến đường tìm các cửa hàng sơ hở để gây án.

Thấy cửa hàng sữa trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) vắng khách, Thịnh giả vờ vào mua. Lúc tính tiền, anh ta rút dao đe dọa 2 nhân viên để cướp nhưng không thành nên tẩu thoát.

Nhận tin báo, Công an quận Tân Bình có mặt tại hiện trường lấy lời khai nạn nhân, trích xuất dữ liệu camera, thông tin đặc điểm nhận dạng đối tượng gây án đến các chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19, các tổ tuần tra lưu động để phối hợp truy bắt.

17h cùng ngày, công an bắt giữ được Thịnh tại chốt kiểm soát trên đường Phan Văn Hớn, quận 12. Được biết, Nguyễn Phú Thịnh có 2 tiền án, tiền sự về tội cướp tài sản và cướp giật tài sản.

Vậy hành vi cướp tài sản như vậy sẽ phải chịu hình phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua phần phân tích sau:

Căn cứ pháp lý

Hành vi cướp tài sản bị khép vào tội nào?

Theo Điều 168, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hành vi cướp tài sản được quy vào tội cướp tài sản với các dấu hiệu được quy định như sau:

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy ở trường hợp này, các hành vi của đối tượng Thịnh như: chuẩn bị sẵn 2 con dao, giả vớ mua hàng, lợi dụng lúc trả tiền thì rút dao đe dọa 2 nhân viên để cướp tiền; tất cả các hành vi này đều ứng với quy định về tội cướp tài sản.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi dùng dao cướp cửa hàng sữa?

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi cướp cửa hàng sữa của thanh niên trên có thể phải chịu một trong những mức hình phạt sau:

Khoản 1:

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm với tội

Nếu có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khoản 2:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với tội

Trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm khác; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Khoản 3:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thường cơ thể từ 31% đến 60%; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khoản 4:

Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm với tội

Tù chung thân trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; làm chết người; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung đối với hành vi cướp tài sản

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Giải quyết vấn đề:

Với trường hợp này, xét các tình tiết để phân biệt tội danh và mức án:

Đối tượng Thịnh đã có 2 tiền án, tiền sự về tội cướp tài sản và cướp giật tài sản.

Đối tượng sử dụng 2 con dao để thực hiện hành vi cướp tài sản (được coi là sử dụng vũ khí nguy hiểm).

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Vì vậy, đối tượng Thịnh có thể bị xử lý theo khoản 2, điều 168, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Mức phạt theo khoản này là: bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Nam thanh niên dùng dao cướp tài sản”. Tất cả mọi thắc mắc về vụ án hoặc những vấn đề pháp lý trong cuộc sống; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt Tội cướp tài sản và Tội cướp giật tài sản?

Đối với 2 loại tội này, chúng ta phân biệt thông qua các hành vi:
Đối với tội cướp tài sản: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đối với tội cướp giật: không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản, bằng thủ đoạn tinh vi để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.

Thế nào là phạm tội chưa hoàn thành?

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi).

Thế nào là phạm tội chưa đạt?

Phạm tội chưa đạt là trường hợp hành vi phạm tội đã thực hiện chưa thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm; vì nguyên nhân ngoài ý muổn của người phạm tội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm