Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, thực hiện theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình; thôn buôn cách ly với thôn buôn, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”. Tuy nhiên, mới đây Công an huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) vừa tạm giữ 18 đối tượng đánh bạc giữa mùa dịch. Trong số này có cả một số đối tượng là cán bộ công chức hiện đang công tác tại các xã của huyện Trùng Khánh. Vậy trường hợp cán bộ tụ tập đánh bạc giữa mùa dịch bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Diễn biến dịch bệnh Covid tại Cao Bằng
Theo ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, đến nay Cao Bằng là tỉnh duy nhất trên cả nước vẫn giữ được địa bàn không có COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng ký công điện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng yêu cầu người dân không tập trung nhiều người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K của Bộ Y tế, bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Vụ việc đánh bạc cán bộ tụ tập đánh bạc giữa mùa dịch
Mặc dù tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực hết sức để giữ vững thành quả chống dịch của mình, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những cán bộ xã thiếu trách nhiệm. Đây là biểu hiện của sự lơ là trong phòng chống dịch bệnh.
Ngày 01/08, tổ công tác của Công an huyện Trùng Khánh đang làm nhiệm vụ tại xóm Nà Thin (xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh) thì phát hiện, bắt quả tang tại phòng khách tầng 1 trong nhà của bà Lô Thị Lin (SN 1969), trú tại xóm Nà Thin, xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh có 18 đối tượng chia làm 2 nhóm đang tụ tập đánh bạc bằng hình thức chơi tú lơ khơ ăn thua bằng tiền mặt (đánh liêng).
Công an tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang và khám xét khẩn cấp người, nơi diễn ra đánh bạc… Qua đó lực lượng chức năng thu giữ số tiền gần 85 triệu đồng, nhiều bộ bài tú lơ khơ, nhiều điện thoại di động, 11 xe mô tô các loại và một số vật chứng có liên quan…
Cán bộ tụ tập đánh bạc giữa mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định
Về xử lý hành chính
Người có hành vi đánh bạc trái phép chưa đến mức truy trách nhiệm hình sự; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức xử phạt lên tới 2 triệu đồng.
“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;“
Về xử lý hình sự
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; thì người có hành vi đánh bạc trái phép sẽ bị xử lý hình sự về Tội đánh bạc; theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo tình tiết vụ việc; thì các cán bộ xã có thể bị phạt tù lên đến 07 năm.
“Điều 321. Tội đánh bạc
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
Về xử lý kỷ luật
Cán bộ có hành vi đánh bạc trái phép; sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật đối với các bộ; theo quy định tại Điều 78 Văn bản hợp nhất số 25/2019 Luật cán bộ công chức
“Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.“
Trường hợp bị kết án về tội đánh bạc; nhưng được hưởng án treo thì sẽ không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc; nên có bị xử lý khiển trách hoặc cảnh cáo. Còn trong trường hợp bị kết án thì các cán bộ này bị buộc thôi việc.
Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến khó lường như hiện nay; có thể thấy hành vi của các cán bộ xã, những người giữ chức vụ như vậy đã trở nên tấm gương xấu cho cộng đồng. Do đó, cần thiết xem xét các tình tiết tăng nặng để xử lý nghiêm minh.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về; Cán bộ tụ tập đánh bạc giữa mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định; của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến 0833102102 để được tiếp nhận.
Xem thêm:
- Khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Công chức, viên chức đánh bạc thì bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc;
Theo điểm a Khoản 2 Điều 31 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017, Đảng viên tham gia đánh bạc thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.
Nếu Đảng viên là chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng.
Đối với cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng,
Đối với tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.