Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

bởi NguyenThiLanAnh
Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông sẽ có một số quyền hạn đối với người điều khiển phương tiện. Trong đó, cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không? Hãy cùng Luật sư X tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Rút chìa khóa xe người vi phạm có phải quyền của cảnh sát giao thông?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 65/2020/TT-BCA, cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện tuần tra, kiểm soát được phép xử lý vi phạm pháp luật về giao thông nhưng khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng cần phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.

Trong đó, Điều 8 Thông tư 65 đã nêu rõ các quyền của CSGT trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát như sau:

1 – Được dừng các phương tiện. Kiểm soát người và phương tiện, giấy tờ của người điều khiển, giấy tờ của phương tiện và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện; kiểm soát việc thực hiện quy định về hoạt động vận tải đường bộ.

2 – Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3 – Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Lưu ý:

Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn thiệt hại đang hoặc có nguy cơ xảy ra thì được huy động và sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

4 – Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.

5 – Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi có tình huống ách tắc, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

6 – Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của phương tiện giao thông không nằm trong quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát. Điều này đồng nghĩa rằng, CSGT không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm.

Rút chìa khóa có phải biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính?

Các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định cụ thể tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:

SttBiện pháp
1Tạm giữ người
2Áp giải người vi phạm
3Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
4Khám người
5Khám phương tiện vận tải, đồ vật
6Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
7Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
8Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
9Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn

Đối chiếu với bảng trên, hành vi rút chìa khóa xe của người vi phạm không phải biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định. Do đó, nếu CSGT rút chìa khóa xe của người điều khiển phương tiện và bảo rằng đây là biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì đây là hành vi hoàn toàn trái luật.

Bị CSGT rút chìa khóa xe, khiếu nại thế nào?

Bị CSGT rút chìa khóa xe, khiếu nại thế nào?
Bị CSGT rút chìa khóa xe, khiếu nại thế nào?

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khi có căn cứ cho rằng việc xử lý vi phạm của CSGT là không đúng quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Việc khiếu nại có thể tiến hành trực tiếp hoặc khiếu nại qua đơn theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày biết được hành vi hành chính.

Ngoài ra, người dân cũng có thể khiếu nại đến số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông: 06923.42593.

Lưu ý: Đây là số điện thoại cố định nên người dân nếu muốn khiếu nại phải gọi điện trực tiếp đến số 06923.42593 để được tiếp nhận kịp thời phản ảnh.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cảnh sát giao thông có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra?

1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
2. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường; phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
4. Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

CSGT có bắt buộc phải chào người vi phạm không?

Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, CSGT thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm