Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
Nội dung tư vấn
1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.
Không phải lúc nào công an cũng có thể hóa trang để tuần tra, kiểm soát các hành vi của người dân. Do đó pháp luật quy định rõ trường hợp cụ thể mà công an có thể hóa trang trong lúc thực hiện nhiệm vụ như sau:
Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang: 1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.
Có thể nhận thấy:
- Trường hợp 1 (Quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 9) là trường hợp hóa trang nhằm nâng cao hiệu quả công tác
- Trường hợp 2 (Quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 9) là trường hợp hóa trang trong trường hợp đặc biệt khi tình hình giao thông phức tạp hay phòng chống tội phạm.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định là khác nhau.
2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang Căn cứ hai trường hợp nói trên thì có thể thấy rằng mức độ nghiêm trọng ở trường hợp 2 sẽ lớn hơn trường hợp 1, do đó cần một cơ quan có thẩm quyền cấp cao hợp phê duyệt. Cụ thể thì:
- Cục trưởng cục cảnh sát giao thông, giám đốc công an cấp tỉnh trở lên có thẩm quyền ra quyết định đối với cả hai trường hợp thuộc Điều 9.
- Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục cảnh sát giao thông, trưởng phòng cảnh sát giao thông, trưởng công an cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định đối với trường hợp 1(điểm a Khoản 1 Điều 9)
3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
Như vậy, một yêu cầu bắt buộc
Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang:
a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;
Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;
c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Việc quy định điều kiện đối với hoạt động hóa trang của công an là một quy định phù hợp để hạn chế việc hóa trang của công an một cách tùy tiện, không kiểm soát. Điều này cũng giúp dân chúng thêm phần yên tâm, xoa dịu nổi lo bị “bắt” trong lúc bất cẩn mà vi phạm pháp luật giao thông.
Tuy nhiên làm thế nào để phân biệt công an thật, công an “rởm” trong bộ thường phục mà đến việc xuất trình giấy tờ cũng có thể bị làm giả? Đó lại là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ mà hệ lụy thì khôn lường.
Tìm hiểu thêm: Khi nào thì nộp phạt lỗi giao thông tại chỗ
Hy vọng bài viết mang lại kiến thức bổ ích cho mọi người.
.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Cảnh sát giao thông được hóa trang khi nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.