Cắt điện có phải báo trước hay không?

bởi Luật Sư X

Thời tiết ở trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm, ấy vậy mà nhiều nơi người dân lại còn bị cắt điện, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt. Một số trường hợp việc cắt điện lại còn diễn ra đột ngột, khiến dân trở tay không kịp. Vậy cắt điện có phải báo trước hay không.

Trả lời:

Căn cứ:

  • Luật điện lực 2004
  • Nghị định 134/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Quy định về thông báo khi cắt điện

Việc cắt điện bắt buộc phải thông báo cho người dân, trừ trường hợp khẩn cấp

Luật điện lực 2004 có quy định:

Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện

1. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.

2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.

Trừ tình huống khẩn cấp và trường hợp người sử dụng không đóng tiền điện, nếu muốn cắt điện thì bên bán điện (EVN) bắt buộc phải báo trước cho người dân biết ít nhất 5 ngày. Trong đó phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thông tin khác ít nhất 3 ngày.

Nếu là trường hợp khẩn cấp, sự cố xảy ra thì EVN có thể cắt điện ngay, nhưng phải thông báo cho người dân biết nguyên nhân và thời gian dự kiến cấp điện trở lại trong 24h. 

Như vậy, đối với trường hợp cắt điện luân phiên (rất hay xảy ra) thì người dân địa phương phải được báo trước ít nhất 5 ngày.

2. Xử lý vi phạm 

Nếu EVN không thông báo cho người dân biết về việc cắt điện trong trường hợp bắt buộc phải thông báo, họ sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 134/2013/NĐ-CP

Điều 11. Vi phạm các quy định về bán lẻ điện
4. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện;

Mức xử phạt cho việc cắt điện bất thình lình này lên đến 15 triệu đồng

Ngoài ra, nếu mất điện do sự cố, người sử dụng đã thông báo cho EVN nhưng EVN lại chậm trễ trong vệc sửa chữa, khắc phục sự cố thì cũng sẽ bị xử phạt. Mức phạt lên đến 8 triệu đồng (nghị định 134/2013/NĐ-CP)

Điều 9. Vi phạm các quy định về phân phối điện
2. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không hoàn thành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện hoặc có giải pháp thay thế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên mua điện;

Tuy nhiên, nhìn chung các quy định này vẫn còn mang nặng tính lý thuyết chứ còn chưa đi vào thực tế. Người dân nhiều nơi vẫn phải bất thình lình chịu đựng cái nóng khủng khiếp của mùa hè mà không có điện

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm