Cấu thành tội phạm về môi trường cần những gì?

bởi Hương Giang
Cấu thành tội phạm về môi trường

Môi trường luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ riêng tại Việt Nam mà là vấn đề chung của toàn cầu. Khi phát hiện ra các cá nhân, tổ chức có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thì pháp luật sẽ xử phạt nghiêm khắc tùy theo tính chất của hành vi. Vậy Cấu thành tội phạm về môi trường theo quy định pháp luật hình sự được quy định như thế nào? Tội phạm về môi trường bao gồm những tội nào theo quy định? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Cấu thành tội phạm về môi trường theo quy định” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm tội phạm về môi trường

Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái.

Cấu thành tội phạm về môi trường theo quy định pháp luật hình sự

Cấu thành tội phạm về môi trường như sau:

Khách thể của tội phạm

các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng. Hành vi đó có thể được thực hiện thông qua việc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường; gây dịch bệnh cho con người và động vật; huỷ hoại tài nguyên môi trường hoặc vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường. Hầu hết các hành vi phạm tội đều được thực hiện dưới dạng hành động (làm một việc pháp luật không cho phép làm) như gây ô nhiễm không khí; gây ô nhiễm nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản…

Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hầu hết chỉ cấu thành tội phạm khi có dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính. Hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới được coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này. Ví dụ một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, chưa hết thời hạn một năm, nay lại tiếp tục vi phạm thì mới bị coi là đã bị xử phạt hành chính.

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của 11 tội phạm về môi trường (tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có cấu thành hình thức, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc).

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của các tội phạm về môi trường có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. Trong một số tội, chủ thể còn có thể là cả những người có chức vụ, quyền hạn.

* Trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân:

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XIX Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội phạm về môi trường phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó, điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự như sau:

1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Chủ thể phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Như vậy, trên đây là những nội dung về Cấu thành tội phạm về môi trường.

Tội phạm về môi trường bao gồm những tội nào?

Các tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự được quy định tại Chương XIX với tất cả 12 điều (từ Điều 235 đến Điều 246), cụ thể các điều như sau:

– Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235):

+ Đối với các nhân: Mức phạt cao nhất của tội này đến 05 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

– Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236): Mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.

– Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237):

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238)

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239)

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

– Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240): Mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.

– Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241): Mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.

– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242)

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

– Tội hủy hoại rừng (Điều 243)

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 15 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244)

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 15 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Cấu thành tội phạm về môi trường
Cấu thành tội phạm về môi trường

– Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245)

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246)

+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.

+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Cấu thành tội phạm về môi trường theo quy định. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Khách thể của tội phạm về môi trường là gì?

Các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững ổn định của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khỏe của con người.

Pháp nhân có phải là chủ thể của tội phạm về môi trường không?

Quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó, điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự như sau:
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

Người dưới 16 tuôti có phải là chủ thể của hành vi gây ô nhiễm môi trường không?

Chủ thể của hành vi gây ô nhiễm môi trường không phải là chủ thể đặc biệt. Người đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 235 BLHS 2015 thì đều có thể trở thành chủ thể của Tội gây ô nhiễm môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm