Câu trộm điện của hàng xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?

bởi HuongGiang
Câu trộm điện của hàng xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tình trạng câu trộm điện hiện nay xảy ra rất nhiều. Nhiều người không muốn đóng nhiều tiền điện nên đã tìm cách câu trộm điện của nhà hàng xóm để dùng. Vậy câu trộm điện của hàng xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây

Tiền điện nhà tôi bình thường là 300 nghìn nhưng tháng này lại lên 2 triệu trong khi không dùng thêm thiết bị gì. Tình cờ tôi nhìn thấy hàng xóm nhà tôi đang nối dây móc lên dây điện nhà tôi. Vậy tôi có thể tố cáo họ không? Hành vi câu trộm điện của họ sẽ bị xử lý ra sao? Rất mong nhận được phản hồi của luật sư. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin trả lời câu hỏi của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật Điện lực 2004

Nghị định 134/2013/NĐ-CP

Câu trộm điện hàng xóm có vi phạm pháp luật không?

Câu trộm điện là hành vi câu móc lấy điện trên hệ thống điện, cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện,… với mục đích dùng điện mà không phải trả tiền. Hành vi câu trộm điện là hành vi trái pháp luật quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực 2004:

Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện

1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.

3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.

5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

6. Trộm cắp điện.

…………………..

Câu trộm điện hàng xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Hành vi trộm cắp điện có thể bị xử lý theo điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

………..

Vậy đối với hành vi câu trộm điện hàng xóm; thì mức phạt tiền sẽ từ 2.000.000 – 50.000.000 đồng đối với cá nhân; và tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm; phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015:

– Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

…….

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

…….

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình thức xử phạt chính; cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.

Tố cáo người câu trộm điện hàng xóm như thế nào?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra xử lý theo thẩm quyền xử phạt được quy định tại điều 33, 34 Nghị định 134/2013/NĐ-CP:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Điều 12 và Khoản 1 Điều 15 Nghị định này:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, 10.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 12 Điều 12 và Điểm a Khoản 8 Điều 15 Nghị định này.

…….

– Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực trong phạm vi cả nước. Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực thuộc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực xảy ra trong địa phương thuộc phạm vi quản lý.

1. Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân, đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

…….

Giải quyết vấn đề

Muốn tố cáo cá nhân có hành vi trộm cắp điện; bạn có thể gửi đơn tố giác cùng các bằng chứng chứng minh nhà hàng xóm câu trộm điện tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương để xử lý theo thẩm quyền xử phạt được quy định tại điều 33, 34 Nghị định 134/2013/NĐ-CP nêu trên. Tùy theo mức độ vi phạm; người câu trộm điện sẽ có mức phạt khác nhau.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Câu trộm điện của hàng xóm sẽ bị xử phạt như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Bạn có thể xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt tổ chức vi phạm quy định về sử dụng điện?

Mức phạt tiền đối với tổ chức là từ 4.000.000 – 100.000.000 đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm và phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ bị xử phạt ra sao?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm