Chặt chém khách hàng bị xử phạt ra sao?

bởi

Chặt chém khách hàng là việc thường xuyên diễn ra tại những địa điểm du lịch hoặc những dịp lễ, tết. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến người bị “chặt chém” mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự, danh tiếng của địa phương. Vậy, chủ quán “chặt chém”, thét giá sẽ bị xử lý ra sao?

Hay tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ:

  • Luật Giá năm 2012
  • Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

Theo quy định của Luật Giá năm 2012 chỉ một số hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục Nhà nước ấn định giá; quy định mức giá tối thiểu; tối đa thì tổ chức cá nhân kinh doanh mặt hàng đó phải chấp hành đúng giá hàng hóa; dịch vụ được Nhà nước công bố.

Những hàng hóa, dịch vụ ngoài danh mục giá do tổ chức; cá nhân sản xuất kinh doanh chủ động quyết định. Dù được chủ động xác định giá nhưng các cửa hàng kinh doanh dịch vụ; hàng hóa có nghĩa vụ bắt buộc phải niêm yết giá, bán hàng đúng giá quy định. Mọi hành vi công bố không rõ ràng về niêm yết giá; hoặc thu phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết đều được xác định là hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

Bán hàng hóa dịch vụ với giá cao bị phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ tại điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP; ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa; dịch vụ bị xử lý như sau:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tại Khoản 1 Điều này vi phạm từ lần thứ hai trở lên.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức; cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa; dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ- CP; hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa; dịch vụ bất hợp lý bị xử lí như sau:

Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa; dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng; đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai; hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Bán hàng hóa dịch vụ với giá cao có thể bị xử lý hình sự

Ngoài việc xử  phạt hành chính; nếu trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi ép buộc khách hàng phải trả số tiền cao có thể xác định có dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản; được quy định tại Điều170 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Doanh nghiệp bán phá giá sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định

Câu hỏi thường gặp

Giá thị trường là gì?

Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Mặt bằng giá là gì?

Mặt bằng giá là mức trung bình của các mức giá hàng hóa; dịch vụ trong nền kinh tế ứng với không gian; thời gian nhất định và được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng.

Chứng thư thẩm định giá là gì?

Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.

Giá biến động bất thường là gì?

Giá biến động bất thường là giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi lớn hoặc trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hoả hoạn, dịch bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm