Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không theo quy định 2022

bởi Bảo Nhi
Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không quy định 2022

Hiện nay, có nhiều thành phần đối tượng hay chạy xe vượt quá tốc độ mà luật đã đề ra, điều này càng ngày càng được nhiều thanh niên thể hiện. Nên Nhà nước đã ra những quy định khắt khe hơn để xử phạt những trường hợp vượt quá tốc độ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tốc độ cho phép

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các quy định về tốc độ được quy định chi tiết tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Bộ giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông. Cụ thể như sau:

“Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

“Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

– Tốc độ tối đa cho phép cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:

+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h;

+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

– Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

Mức phạt khi chạy quá tốc độ

– Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; (Điểm a, khoản 3 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. (Điểm i, khoản 5, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h; (Điểm a khoản 6 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Khoản 7 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các xe tương tự xe gắn máy:

+ Phạt tiền từ 200.00 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến 10 km/h; (Điểm c, khoản 2, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

+ Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20 km/h; (Điểm a, khoản 4, điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. (Điểm a, Khoản 7, điều 6, Nghị định 100/2019NĐ-CP)

Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không

Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không quy định 2022
Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không quy định 2022

Ngoài hình thức phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tùy vào mức độ vi phạm.

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự chạy quá tốc độ từ 10 km/h đến 20 km/h còn bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Trường hợp, người điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20 km/h trở lên bị tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Việc áp dụng các biện hình thức xử phạt bổ sung bên cạnh hình phạt tiền là vô cùng cần thiết, nhằm từng bước nâng cao ý thức tham gia giao thông của người điều khiển các phương tiện xe cơ giới.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái không”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, cách viết đơn kháng cáo ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bằng lái xe A1 chạy được xe gì?

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15/04/2017 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017, quy định về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được quy định như sau:
Bằng lái xe máy A1 hay còn được gọi là giấy phép lái xe hạng A1 được sở GTVT của các tỉnh cấp cho những người đã vượt qua kỳ thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A1.
Giấy phép lái xe hạng A1 là loại giấy phép lái xe được chấp nhận trong điều kiện người lái xe sử dụng phương tiện với dung tích xi lanh đạt từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Đây là loại bằng lái xe xếp hạng cơ bản nhất chỉ dành cho người điều khiển xe 2 bánh và người khuyết tật sử dụng xe 3 bánh.
Hiện tại, bằng lái xe máy A1 được cấp là bằng PET và có mã QR. Những người đã có bằng lái xe ô tô sẽ được không cần thi bài thi sát hạch lý thuyết mà chỉ thi thực hành.
Học viên có thể chọn tích hợp 2 bằng lái xe gồm bằng lái xe máy A1 và bằng lái xe ô tô thành 1 bằng thuận tiện cho việc mang theo.

Điều khiển xe máy quá tốc độ 20km?

Căn cứ quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ….
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bạn còn bị tước quyền xử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. ….

4.5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm