Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm; hoặc mất thu nhập do ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết; trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đặc biệt là chế độ thai sản là một trong những chế độ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động. Đa số lao động nữ đều sẽ trải qua giai đoạn mang thai và sinh con; vì vậy chế độ thai sản có vai trò giúp người lao động chi trả một phần chi phí cho cuộc sống và có thêm một phần thu nhập khi không đi làm được. Đặc biệt là chế độ thai sản khi thai chết lưu theo quy định như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Chế độ thai sản khi thai chết lưu theo quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 của Quốc hội có quy định:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng khi mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bao gồm cả các chế độ như đi khám thai định kỳ, sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai bị chết lưu hoặc phá thai do bệnh lý hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh đối với người lao động
Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.“
Mức hưởng được quy định như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32; 33; 34; 35; 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32; Điều 33; các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34; Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện; thời gian; mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Như vậy, để tính được số tiền trợ cấp chế độ thai sản bạn được hưởng, cần phải xác định được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi bạn hưởng chế độ thai sản, cũng như xác định thai của mình bị chết lưu khi bao nhiêu tuần tuổi.
Hồ sơ hưởng thai sản do thai chết lưu
Về hồ sơ hưởng thai sản do thai chết lưu được Luật BHXH 2014 quy định như sau:
” Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết; bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai; sẩy thai; nạo; hút thai; thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp lao động nữ bị thai chết lưu phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?
Liên quan đến việc giải quyết hưởng chế độ thai sản, Điều 102 Luật BHXH năm 2014 đã quy định rõ:
1.Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con; nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó; để được giải quyết hưởng thai sản; người lao động phải nộp hồ sơ cho:
Doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.
Cơ quan BHXH: Nếu người lao động đã nghỉ việc.
Trình tự thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ; giấy tờ
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc (có thể trở lại trước hoặc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản) người lao động có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động để tiến hành thủ tục đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản.
Trường hợp; người lao động nghỉ việc; thôi việc trước thời điểm sinh con; nhận nuôi con nuôi thì cần nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXH nơi đăng ký hưởng chế độ thai sản. Trình tự thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định.
Bước 2: Lập và nộp hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản
Trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động; chủ sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Giải quyết chế độ thai sản cho người lao động
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ do người dử dụng lao động (thường là công ty/doanh nghiệp; cơ quan nhà nước …). Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết chế độ và chi trả tiền cho người lao động thông qua việc chuyển khoản qua tài khoản đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con; hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải giải quyết hoặc chi trả trực tiếp cho người lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sinh con trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất có được hưởng chế độ thai sản không?
- Công ty nợ bảo hiểm xã hội nhân viên có được hưởng chế độ thai sản?
- Bảo hiểm thân thể cho giáo viên nghỉ hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chế độ thai sản khi thai chết lưu theo quy định như thế nào?”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn thêm; vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trong thời gian mang thai; lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần; mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh; chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết; ngày nghỉ hằng tuần.
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động do dịch Covid-19 nhưng không đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.
Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động