Chủ quán photocopy làm giả giấy xét nghiệm bị xử phạt như thế nào?

bởi HuongGiang
Chủ quán photocopy làm giả giấy xét nghiệm bị xử phạt như thế nào?

Vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp làm giả giấy xét nghiệm để sử dụng qua chốt kiểm dịch. Điều này gây bức xúc trong dư luận; vì những hành vi làm giả giấy xét nghiệm có thể khiến tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể mới đây; một chủ cửa hàng photocopy bị bắt vì làm giả hàng trăm giấy xét nghiệm ở tỉnh Hải Dương:

” Nguyễn Văn Công làm giả phiếu xét nghiệm Covid-19 cho trên 100 người là lái xe; buôn bán, công nhân để “thông chốt”. Trước đó, ngày 16/8; cảnh sát kiểm tra quán photocopy do Công làm chủ ;và bắt quả tang anh ta đang bán “Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm Covid-19” giả của Trung tâm chuẩn đoán thú y Trung ương cho một cô gái với giá 200.000 đồng.

Nhà chức trách thu 200 mẫu dấu tròn của nhiều cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu xét nghiệm kèm chữ ký; dấu chức danh của lãnh đạo các đơn vị này.

Kiểm tra điện thoại di động của Công; cảnh sát còn phát hiện nhiều hình ảnh Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của các trung tâm y tế và bệnh viện khác nhau. Công thừa nhận đây là hình ảnh số phiếu xét nghiệm giả; được làm cho trên 100 người để họ sử dụng qua các chốt kiểm dịch. Mỗi phiếu bán 150.000 đồng.”

Căn cứ pháp lý

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi làm giả giấy xét nghiệm là hành vi như thế nào ?

Hành vi làm giả giấy xét nghiệm có thể hiểu là hành vi làm giả giấy tờ. Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật; không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi; hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân. 

Như vậy làm giả giấy xét nghiệm là hành vi làm những giấy tờ không có thật; không thực hiện đúng các quy định pháp luật. Làm giả giấy xét nghiệm ở đây chính là làm giả giấy tờ; không tuân thủ quy định về xét nghiệm Covid-19 của Bộ Y tế.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy đi đường ở Hà Nội mới nhất – Hướng dẫn làm thủ tục

Chủ quán photocopy làm giả giấy xét nghiệm bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính hành vi làm giả giấy xét nghiệm

Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định khác về y tế dự phòng như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng, trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh.”

Hình phạt bổ sung hành vi làm giả giấy xét nghiệm

Hình thức xử phạt bổ sung với hành vi làm giả giấy xét nghiệm là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn theo quy định.

Thêm nữa buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều trên. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi làm giả giấy xét nghiệm

Với hành vi bán hàng trăm phiếu xét nghiệm Covid-19, chủ quán photocopy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Căn cứ Điều 341 Điều Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi bổ sung 2017 quy định

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

………….”

Ngoài ra; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chủ quán photocopy làm giả giấy xét nghiệm bị xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Sửa giấy xét nghiệm bị xử phạt ra sao ?

Đối với trường hợp sửa xét nghiệm có thể được coi là hành vi “không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và sẽ bị phạt theo Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra với mức độ nghiêm trọnghành vi làm giả, sử dụng giấy xét nghiệm giả mạo còn có thể bị xử lý hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; và tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi. Mức phạt cao nhất lên tới 7 năm tù và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 bị phạt bao nhiêu ?

Nếu hành vi chưa được xác định là nghiêm trọng; chưa gây ra hậu quả lớn thì sẽ bị xử phạt hành chính đến theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;” 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm