Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật 2022

bởi DangNgocHa
Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật 2022

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào tác giả cũng là chủ sở hữu của tác phẩm. Pháp luật đã có những quy định cụ thể để xác định chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trong những trường hợp xác định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có thể là 2 chủ thể khác nhau đúng không? Việc xác định chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan là ai rất quan trọng để tránh những tranh chấp phát sinh, vậy quy định pháp luật về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ra sao? Cảm ơn tư vấn!”

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả quyền liên quan là gì?

Hiện chưa có quy định pháp luật nào định nghĩa tài sản trí tuệ mà chỉ nhắc đến tài sản trí tuệ như “một khái niệm phổ thông và được thừa nhận chung”. Dưới góc độ tài sản, tài sản trí tuệ có thể được hiểu là là một loại tài sản gắn liền với trí tuệ, hình thành từ hoạt động trí tuệ của con người. Theo từ điển tiếng Việt trí tuệ được hiểu là phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức,…có thể tiến lên tới phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó:

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

– Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật 2022
Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật 2022

Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

– Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó.

– Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với phần riêng biệt đó.

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

– Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

– Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.

Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

– Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

+ Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Sở hữu trí tuệ;

+ Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

+ Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

– Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.

Tác phẩm thuộc về công chúng

– Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ thì thuộc về công chúng.

– Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.

– Chính phủ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.

Chủ sở hữu quyền liên quan

– Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

– Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

– Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quyền tác giả có được để thừa kế không?

Có! Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tác phẩm thuộc về công chúng khi náo?

Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ thì thuộc về công chúng.

Tổ chức, cá nhân thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó đúng không?

Đúng! Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm