Chưa ly hôn mà có con với người khác có vi phạm pháp luật không?

bởi TranQuynhTrang
Vợ ở nhà nội trợ thì có được chia tài sản khi ly hôn

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ chồng khi đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, khi tình cảm vợ chồng không còn, phát sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột thậm chí ngoại tình. Do đó; hiện nay có trường hợp chưa ly hôn mà có con với người khác và sống chung như vợ chồng điều này có tác động đến gia đình và xã hội. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp chưa ly hôn mà có con với người khác? Luật sư X sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tòa án là cơ quan duy nhất ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn ; thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Chưa ly hôn mà có con với người khác có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ quy định khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

“Người đang có vợ; có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ; chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

Do đó; việc chưa ly hôn mà có con với người khác là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Chưa ly hôn mà có con với người khác thì bị xử lý như thế nào?

Thứ nhất, việc chưa ly hôn nhưng đã có quan hệ bất chính với người khác để hậu quả là người khác có thai là hành vi này xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Do đó; mà việc chưa ly hôn nhưng có con với người khác sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Thứ hai, đối với hành vi sống chung như vợ chồng với người đã có gia đình, có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP cụ thể:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Thứ ba; ngoài ra còn bị xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015.

 Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng; mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy; hành vi của vợ hoặc chồng khi chưa ly hôn mà có con với người khác là hành vi xâm phạm đến chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017.

Vợ chồng ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?

Pháp luật không thừa nhận sự kiện ly thân. Nói cách khác; ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,… Bên cạnh đó, do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận; sắp xếp mà không phải ra Tòa.

Để tiến hành ly hôn, vợ chồng chỉ cần đáp ứng những căn cứ; điều kiện ly hôn theo quy định pháp luật. Ly thân không phải là một căn cứ ly hôn.

Mời bạn đọc xem thêm:

Bạn gái không cho nhận con thì xử lý ra sao theo quy định pháp luật?

Ly hôn có bắt buộc phải hỏa giải không?

Thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật Việt Nam

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Chưa ly hôn mà có con với người khác có vi phạm pháp luật không?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Thuận tình ly hôn là gì?

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Hồ sơ thuận tình ly hôn gồm những gì?

Hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu của từng Tòa)

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm