Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là khái niệm không mới nhưng không phải cũng hiểu rõ về khái niệm này. Trên thực tế, nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Để phân biệt được, chúng ta cần nắm rõ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì? Quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hiện nay như thế nào? Ưu, nhược điểm của chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu quyền sử dụng tài sản trí tuệ (Bên giao quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên nhận quyền) khai thác, sử dụng một hoặc một số quyền đối với tài sản trí tuệ đó.
Pháp luật đưa ra khái niệm cụ thể đối với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Khoản 1 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ (LSHTT) 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) quy định chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan cho phép người khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền thuộc quyền sử dụng đối với quyền tác giả, quyền liên quan của mình như quyền công bố tác phẩm, quyền tài sản,…
Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 LSHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hiện nay
Quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), để thực hiện chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan, cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định.
- Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân.
- Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
- Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Quy định về điều kiện hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
- Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này.
Các điều khoản trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Hợp đồng chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ phải được lập bằng văn bản và phải đáp ứng các quy định tối thiểu cho từng loại đối tượng loại (được quy định theo pháp luật). Nếu hợp đồng chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ nằm trong trong hợp đồng khác (như hợp đồng chuyển giao công nghệ, vv), thì hợp đồng này phải là hợp đồng riêng biệt.
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên của các bên;
- Căn cứ chuyển giao/chuyển nhượng;
- Các đối tượng sở hữu trí tuệ chuyển nhượng/chuyển giao, dạng hợp đồng: hợp đồng độc quyền hay không độc quyền, giới hạn quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ;
- Giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển giao;
- Các quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định;
- Các điều kiện cho việc sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực của thỏa thuận;
- Giải quyết tranh chấp;
- Ngày ký kết và địa điểm;
- Chữ ký của các bên;
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển giao, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao sau đây:
- Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu;
- Buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
- Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;
- Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;
- Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
Ưu, nhược điểm của chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Ưu điểm
Về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hai lợi điểm:
- Thứ nhất, chúng ta có khả năng chọn các đối tượng có tính ứng dụng được vào thực tiễn, không mất công mày mò nghiên cứu
- Thứ hai, chúng ta được hỗ trợ những kiến thức kỹ thuật và các dịch vụ đi kèm một cách có hệ thống
Nhược điểm
Tuy nhiên, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tồn tại một số hạn chế:
- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
- Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục giải thể công ty mới thành lập. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
“1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).”
Theo quy định tại Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), để thực hiện chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan, cần đáp ứng các điều kiện sau:
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định.
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân.
Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có các loại hợp đồng sau đây:
+ Hợp đồng độc quyền
+ Hợp đồng không độc quyền
+ Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp