Không khó để bắt gặp các sản phẩm được dán hơn nhiều một nhãn dán hàng hóa. Vậy những nhãn dán này có ý nghĩa gì? Làm sao để phân biệt nhãn chính và nhãn phụ? Liệu Có được dán nhãn phụ đè lên nhãn chính của hàng hóa nhập khẩu? Tất cả những thắc mắc này Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Cơ sở pháp lý
Nhãn phụ là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
Quy định về việc ghi nhãn phụ
Theo Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
– Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
– Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
– Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hoá.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài có bắt buộc dán nhãn phụ không?
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:
“3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Theo quy định trên nếu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Như vậy, theo quy định hiện hành thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu chưa được thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bằng tiếng Việt thì bắt buộc phải có nhãn phụ thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt bạn nhé.
Có được dán nhãn phụ đè lên nhãn chính của hàng hóa nhập khẩu?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định về ghi nhãn phụ hàng hóa như sau:
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Như vậy, theo quy định như trên, khi nhập khẩu hàng hóa là hàng nước ngoài, công ty của bạn không được dán nhãn phụ che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Dán nhãn phụ lên hàng hóa nhập khẩu có phải đăng ký không?
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:
“3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Trách nhiệm về ghi nhãn hàng hóa thuộc về tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau:
– Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
– Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
– Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.
Khi ghi và dán nhãn phụ công ty bạn không phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin phép trừ khi công ty bạn muốn dãn nhãn phụ ngay tại kho ngoại quan thì chỉ được thực hiện khi được cho phép. Pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay nghiêm cấm việc nhập khẩu hàng hóa đã dán nhãn phụ trước khi vào Việt Nam.
Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Có được dán nhãn phụ đè lên nhãn chính của hàng hóa nhập khẩu?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến muốn đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục làm bản sao giấy khai sinh mới nhất hiện nay 2022
- Hướng dẫn thủ tục đổi tên giấy khai sinh nhanh chóng nhất
- Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh được không?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:
“Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Theo đó thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.
Lưu ý kĩ là nội dung ghi trên nhãn phụ hàng hóa phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 48 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP thì tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể thì sẽ có mức phạt riêng. Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam thì có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Khi ghi và dán nhãn phụ công ty không phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin phép trừ khi công ty muốn dãn nhãn phụ ngay tại kho ngoại quan thì chỉ được thực hiện khi được cho phép.