Có nên cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hay không?

bởi
Có nên cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế không?

Hiện nay, đang xuất hiện tình trạng nhiều người không có thẻ bảo hiểm y tế mượn thẻ của người khác để khám; chữa bệnh.Trường hợp này được nhiều người cho rằng không vi phạm pháp luật. Vậy trường hợp mượn thẻ bảo hiểm y tế để đi khám bệnh có nên hay không? Hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014
  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn về cho mượn thẻ bảo hiểm y tế

1. Quy định pháp luật về bảo hiểm y tế

1.1. Thẻ bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất hiện nay. Đặc biệt là đối với người lao động khi thăm, khám chữa bệnh. Khi sử dụng bảo hiểm y tế, người dân sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định về chi phí khám chữa bệnh.

Hiện nay, có hai lợi bảo hiểm y tế do Nhà nước quản lý gồm: Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện. Bảo hiểm y tế bắt buộc được áp dụng cho những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Còn bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do người dân tự nguyện tham gia; được Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm sóc sức khỏe; không vì mục đích lợi nhuận.

Xem thêm: Khám chữa bệnh không cần thẻ bảo hiểm y tế

1.2. Tại sao không nên cho mượn thẻ bảo hiểm y tế

Việc cho mượn thẻ bảo hiểm y tế là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi luật bảo hiểm y tế quy định ” Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ”. Cho nên người có thẻ bảo hiểm y tế chỉ được phép sử dụng thẻ cho mục đích khám, chữa bệnh của bản thân. Không nên cho người khác, người không có thẻ mượn để sử dụng.

Hành vi cho mượn thẻ là hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm y tế. Thực tế, những người không tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng thẻ mượn thì mức phí phải chi trả cho dịch vụ khám, chữa bệnh cao hơn so với người có bảo hiểm. Trong khi quỹ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước có hạn, hành vi này đã và đang gây thất thoát nghiêm trọng. Có thể làm “vỡ” quỹ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, những trường hợp cho mượn thẻ mà trong quá trình khám chữa bệnh nếu xảy ra các tai biến; biến chứng hoặc bệnh nặng dẫn tới tử vong sẽ dẫn đến những phiền toái liên quan đến pháp lý và thủ tục tư pháp trong việc khai tử.

2. Xử lý vi phạm cho mượn thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh

2.1. Mức xử phạt

Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau:

“a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế”

Nếu cho người khác mượn thẻ BHYT, chủ thẻ sẽ bị tạm giữ thẻ trong thời hạn 30 ngày. Trong thời gian trên, người cho mượn thẻ không được hưởng quyền lợi BHYT. Quỹ bảo hiểm chỉ hoàn trả thẻ và chi trả phí khám chữa bệnh khi người vi phạm đã nộp phạt theo quy định. Người sử dụng thẻ BHYT của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh; chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả (nếu có).

Như vậy, việc cho mượn thẻ, sử dụng thẻ của người khác sẽ xử phạt cả người mượn lẫn người cho mượn thẻ theo quy định trên.

2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thẻ bảo hiểm y tế

Những người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thẻ bảo hiểm y tế gồm:

– Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

– Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

– Thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền.

– Chánh Thanh tra các cấp.

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ.

2.3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Bên cạnh việc phải nộp phạt theo quy định, thì người vi phạm còn buộc phải hoàn trả số tiền đã vi phạm và tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi này. Góp phần đảm bảo sự công bằng cho người có thẻ và người không có thẻ.

Như vậy, để tránh những ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi của cá nhân. Người dân không nên cho người khác mượn thẻ, đặc biệt là che giấu cho những hành vi này. Vừa đảm bảo chi phí khám chữa bệnh của bản thân; vừa bảo vệ được quỹ bảo hiểm y tế nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của LSX về vấn đề cho mượn thẻ bảo hiểm y tế. Hy vọng giúp các bạn tham khảo và hiểu thêm và vấn đề này. Để biết thêm thông tin chi tiết; xem thêm mục Hỏi đáp pháp luật hoặc liên hệ LSX qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Khi nào việc mượn thẻ bảo hiểm y tế bị xử lý?” answer-0=”Nếu người dân mượn thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh. Hành vi này sẽ bị xử lý khi các nhân viên y tế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Đây là hành vi trái pháp luật nên người dân không được thực hiện dưới mọi hình thức.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu?” answer-1=”1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT 2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. 2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. ” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Trường hợp nào thì được đổi thẻ bảo hiểm y tế?” answer-2=”Các trường hợp sau được đổi thẻ bảo hiểm y tế: – Rách, nát hoặc hỏng; – Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; – Thông tin ghi trong thẻ không đúng. ” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm