Con cái đánh đập cha mẹ bị xử lý như thế nào?

bởi

Con đánh đập, ngược đãi cha mẹ không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức luân thường xã hội mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết này của Luật sư X sẽ giải đáp vấn đề này.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Con cái đánh đập cha mẹ là hành vi vi phạm pháp luật

Hành vi đánh cha mẹ của con là hành vi vi phạm đạo đức và cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ, tính chất của sự việc mà người con có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự

2. Hình thức xử lý:

Xử lý hành chính:

Trong trường hợp, vụ việc con đánh cha mẹ có mức độ nhẹ, thì người con sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo đó, người con sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ của hành vi, đồng thời người con cũng phải công khai xin lỗi cha mẹ nếu như cha mẹ yêu cầu.

Xử lý hình sự:

Trong trường hợp hành vi đánh đập của người con có mức độ nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể tại Điều 134, BLHS quy định như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Theo đó, tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể do hành vi đánh đập của người con gây ra đối với cha mẹ mà người con có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc 6 tháng đến 3 năm và nếu nặng nhất   thì có thể bị xử tù chung thân.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm