Con cái chính là chỗ dựa quan trong cho cha mẹ khi về già; thực hiện phụng dưỡng bố mẹ khi về già. Tuy nhiên; có những người kém may mắn khi con cái không muốn phụ dưỡng bố mẹ; thâm chí còn ngược đãi bố mẹ. Vậy những người con se bị sử lý thế nào
Hãy cùng LSX tìm hiểu sau đây.
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật hình sự 2015
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
- Nghị định 110/2013/NĐ – CP
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Quyền và nghĩa vụ của con
Tại khoản 2 Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định quyền và nghĩa vụ của con là có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Do đó, để bảo vệ quy định này pháp luật cũng có những chế tài xử phạt; nếu con cái chứng hành vi thiếu tôn trọng, không phụng dưỡng cha mẹ, ông bà người già yếu trong gia đình. Mà cụ thể người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Xử lý hành chính với hành vi ngược đãi, không phụng dưỡng cha mẹ
Tại Điều 50 Nghị định 167/2016 quy định những hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng. Cụ thể:
“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Xử lý hình sự với hành vi ngược đãi, không phụng dưỡng cha mẹ
Trong trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Cụ thể, Bộ Luật hình sự có quy định như sau:
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Con cái phụng dưỡng cha mẹ là một nét văn hóa quý báo người người Việt Nam ta. Hơn ai hết, chúng ta phải lên án những hành vi ngược đãi của con cái bố mẹ, cháu với ông bà để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 2 Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định quyền và nghĩa vụ của con là có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Tại Điều 50 Nghị định 167/2016 quy định những hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng.
Trong trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Cụ thể, Bộ Luật hình sự có quy định tại Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề:
Con cái không phụng dưỡng cha mẹ bị xử lý như thế nào?
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm: Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102