Con cái ngăn cản bố mẹ ly hôn, phạt đến 3 năm tù!

bởi NguyenTriet
Ly hôn thuận tình không cần ra tòa có đúng không?

Nhiều cuộc hôn nhân kết thúc chóng vánh sau vài tháng kết hôn; những cũng có những cuộc hôn nhân, họ lựa chọn “đường ai nấy đi” sau nhiều năm chung sống và đã có những đứa con thơ. Việc quyết định ly hôn đôi khi là sự giải thoát cho đôi bên; tuy nhiên nhiều khi họ quên mất cảm nhận của con cái. Vậy ly hôn thì con cái có quyền ly hôn hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Con cái không có quyền ngăn cản bố mẹ ly hôn

Hôn nhân được thiết lập bởi sự tự nguyện, vun đắp tình cảm; và tiến tới một mối quan hệ được pháp luật điều chỉnh bằng luật hôn nhân và gia đình. Bởi vì, việc kết hôn là quyền thì không lý gì ly hôn thì không. Pháp luật cho phép các bên có quyền ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: 

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Bởi vậy, có hai phương án mà khi đó, việc ly hôn sẽ được Tòa án chấp nhận và giải quyết. Xuất phát từ tính tự nguyên hay đơn phương về quyết định chấm dứt mối quan hệ hôn nhân thì  ly hôn được chia thành hai loại là đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn. 

Đối với ly hôn thuận tình

Việc thuận tình được đơn giản hiểu là cả hai vợ chồng đều mong muốn được ly hôn và giải thoát cho bản thân. Căn cứ vào Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: 

Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Đối với đơn phương ly hôn

Không phải “cứ thích là được ly hôn“, việc ly hôn phải có những căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật cho phép. Căn cứ ly hôn phải đáp ứng được những yêu cầu như do: mục đích hôn nhân không đạt được, có hành vi bạo lực gia đình hoặc tình trạng hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài được. 

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, chỉ cần có căn cứ nêu trên, thì việc ly hôn có thể được tiến hành kể cả khi có sự ngăn cản của con cái hay bất cứ ai khác đi chăng nữa. 

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp con cái được phép yêu cầu ly hôn thay cho bố/mẹ mình khi: 

  • Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình;
  • Là nạn nhân bạo lực gia đình do người còn lại gây ra khiến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.…

Như vậy, việc ly hôn là việc của hai vợ chồng. Dù là con cái cũng không thể ngăn cản, cấm đoán cha mẹ không được ly hôn.

Con cái ngăn cản bố mẹ ly hôn bị xử lý thế nào?

Xuất phát từ quyền ly hôn của vợ chồng, việc bị ngăn cản, đe dọa thực hiện quyền này sẽ khiến cho người con có hành vi ngăn cản phải chịu những chế tài bất lợi. Bởi cấm người khác ly hôn là hành vi bị cấm được nêu tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

…e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

Như vậy, hành vi ngăn cảm là hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần,…nhằm buộc người khác phải duy trì tình trạng hôn nhân với người khác trái với ý muốn của họ. Hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc dân sự tùy theo hậu quả, mức độ vi phạm của hành vi. 

Với xử phạt hành chính

phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng cho hành vi ản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải căn cứ vào Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

Về trách nhiệm hình sự

Việc đã bị xử phạt hành chính những vẫn tiếp tục hành vi vi phạm; thì người ngăn cản hôn nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt lên đến 3 năm Căn cứ theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; 3 mức xử phạt như sau: 

  • Cảnh cáo;
  • Cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm;

Cụ thể quy định tại Điều 181 Luật hình sự 2015.

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ; cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải; hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Bởi vậy, nếu không muốn bố mẹ mình ly hôn, con cái nên dùng cách thuyết phục thay vì ngăn cản, cấm đoán khó khăn. Nếu không sẽ phải chịu những biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật. 

Video Luật sư X đề cập vấn đề Con cái ngăn cản bố mẹ ly hôn, phạt đến 3 năm tù!

Con cái ngăn cản bố mẹ ly hôn, phạt đến 3 năm tù!

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Bị ngăn cản khi thăm con cái sau ly hôn thì làm thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Cưỡng ép ly hôn là gì?

Cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.

Ly hôn giả tạo là gì?

Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Khi nào quan hệ hôn nhân chấm dứt?

Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm