Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Trương Đình Hoàng, tôi có câu hỏi cần được giải đáp nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện tại em trai tôi đang bị tạm giam để điều tra về hành vi tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy tại trụ sở công an huyện A. Trong quá trình bị tạm giam, em trai tôi rất nhiều lần bị cán bộ điều tra bức cung và đánh đập dẫn đến tình trạng sức khỏe em trai tôi không được ổn định. Vậy tôi muốn hỏi rằng: công an điều tra có quyền dùng bức cung, nhục hình không? Và điều tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm như nào? Rất mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Tại bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc ” Công an điều tra có quyền dùng bức cung, nhục hình không?” cho quý độc giả. Hi vọng bài viết mang đến cho quý độc giả nhiều điều bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Cơ quan và cán bộ điều tra có thẩm quyền hỏi cung ra sao?
Tại Điều 37,38 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
Điều 37:
- Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
- a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- b) Lập hồ sơ vụ án hình sự
- c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
- đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
- e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
- g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
- h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.
- Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.
Điều 38
- Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:
- a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;
- b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
- c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.
- Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.
Như vậy, ta có thể thấy việc lấy lời khai thông qua hình thức hỏi cung là một trong những trách nhiệm thuộc về cán bộ điều tra của cơ quan điều tra và điều tra viên. Việc hỏi cung là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng và hỗ trợ cho quá trình giải quyết vụ án của cơ quan điều tra.
Công an điều tra có quyền dùng bức cung, nhục hình không?
Tại Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định việc hỏi cung bị can như sau:
- Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
- Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
- Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
- Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Theo quy định như trên thì công an điều tra không được phép sử dụng bức cung, nhục hình đối với bị can. Nếu công an điều tra bức cung, dùng nhục hình thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cán bộ điều tra thực hiện hành vi bức cung, nhục hình sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 374 Bộ luật Hình sự 2015 thì:
- Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên;
- b) Đối với 02 người trở lên;
- c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;
- đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- e) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
- g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- a) Làm người bị bức cung tự sát;
- b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Làm người bị bức cung chết;
- b) Dẫn đến làm oan người vô tội;
- c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, theo như các quy định trên thì tùy theo mức độ hành vi vi phạm mà cán bộ điều tra đó có thể bị xử lý theo quy định trên.
Mời bạn xem thêm:
- Tội đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?
- Mắc bệnh thủy đậu thì có phải thực hiện cách ly hay không?
- Thời hạn giải quyết tố cáo là bao lâu theo quy định 2022?
- Pháp luật quốc tế về li-xăng đối với nhãn hiệu
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công an điều tra có quyền dùng bức cung, nhục hình không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ giải thể công ty… vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc khách hàng có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hậu quả nghiêm trọng do bị bức cung là người bị thẩm vấn đã khai sai sự thật; làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan; phải huỷ án để điều tra, xét xử lại từ đầu; kết tội oan một người về một tội ít nghiêm trọng; bỏ lọt người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, cán bộ khi hỏi cung bị can thì phải làm đăng ký với cán bộ chuyên môn ở trại giam, làm thủ tục trích xuất với bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can và phải thông báo cho bị can khi làm việc và được ghi thông báo vào biên bản.
Từ quy định trên có thể thấy, pháp luật quy định việc ghi âm khi hỏi cung phải được thông báo cho bị can biết, đồng thời việc thông báo phải ghi vào biên bản.
Khoản 3 Điều 373 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định, người phạm tội dùng nhục hình bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm người bị nhục hình tự sát.
+ Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
+ Người phạm tội còn bịcấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.