Chế hộ hưu trí là một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội. Nhằm khuyến khích và hộ trợ một phần nào đấy cho người lao động khi về hưu. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc công thức tính lương hưu mới nhất 2021.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Điều kiện hưởng lương hưu cơ bản
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) trở lên; đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người lao động được nghỉ hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp:
- Nam đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi; nữ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi; và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
- Từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm khai thác than trong hầm lò;
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Đối với lực lượng quân nhân, công an nhân dân thì độ tuổi nghỉ hưu được giảm xuống so với độ tuổi nêu trên:
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi;
- Nam đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi; nữ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi; và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Riêng lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH; và đủ 55 tuổi sẽ được hưởng lương hưu.
Theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng; thì được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu; với mức đóng hàng tháng theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc.
Công thức tính lương hưu mới nhất 2021
Sang năm 2021; cách tính lương hưu đã có nhiều sự thay đổi. Mức lương hưu hằng tháng với người nghỉ hưu năm 2021; được xác định theo công thức như sau:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó; Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng Theo Nghị định 115/2015 NĐCP; cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng phụ thuộc vào giới tính; số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể :
Điều 7: Mức Lương hưu hàng tháng
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng; nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật xã hội được tính như sau:
a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45%; tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Theo đó, lao động nữ nghỉ hưu năm 2021, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
Lao động nam nghỉ hưu năm 2021 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 17 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
Tỉ lệ hưởng lương hưu theo ông thức tính lương hưu mới nhất 2021
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người về hưu năm 2021 tối đa 75% và bằng:
Nam = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%;
Nữ = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%.
Ví dụ:Năm 2030, ông A đến tuổi nghỉ hưu. Giả sử ông A đã có 35 năm đóng BHXH thì mức lương hưu hàng tháng của ông A được tính là: 20 năm đóng BHXH = 45%; 15 năm còn lại x 2% = 30%. Như vậy ông A được hưởng 75% mức tiền lương bình quân đóng BHXH.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động
Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.