Không có ai đi làm mà không sợ bị trừ lương và bản thân các doanh nghiệp cũng vậy, không mong muốn trừ lương nhân viên của mình. Nhưng, người ta đề ra biện pháp xử lí kỷ luật đó mục đích mong muốn người lao động cẩn thận hơn, trách nhiệm hơn trong công việc. Tuy nhiên, trừ thế nào cho đúng và khi nào mới được phép xử lí kỷ luật thì các doanh nghiệp và người lao động cần phải nắm rõ để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình.
Căn cứ pháp lí
- Bộ luật lao động 2012;
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Khi nào thì người lao động bị trừ lương?
Trừ lương là một trong những hình thức xử lí của doanh nghiệp mà người lao động sẽ phải chịu khi vi phạm theo quy định. Mức xử lí vi phạm tùy vào mức độ thiệt hại mà người lao động gây ra, phần này sẽ được người sử dụng lao động phổ biến trước khi người lao động quyết định kí kết hợp đồng lao động. Tại Điều 101 bộ luật lao động 2012 quy định người lao động sẽ bị khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị lao động, người lao động có quyền được biết lý do và mức khấu trừ không quá 30 % tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản.
Điều 101. Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
2. Đi muộn về sớm, người lao động có bị trừ không?
Đi sớm về muộn thuộc về ý thức cá nhân, liên quan đến trách nhiệm của người lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ xử lí kỷ luật, tuy nhiên chỉ có ba hình thức được áp dụng theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 với mức xử lí nặng nhất là sa thải tùy vào mức độ. Điều 128 bộ luật này cấm hành vi xử lí kỷ luật bằng hình thức phạt tiền.
Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.
Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
3. Nếu doanh nghiệp vẫn xử lí kỷ luật bằng phạt tiền hay trừ lương?
Doanh nghiệp có hành vi dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lí kỷ luật lao động sẽ bị phạt hành chính lên đến 15.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 15 nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;
b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
…
Như vậy, không những người sử dụng lao động sẽ không được phép trừ lương nhân viên (bất kể lý do) mà nếu trừ thì sếp sẽ có thể bị phạt đến 15 triệu đồng.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay