Sếp – Công ty (Người sử dụng lao động) có được giữ bản chính bằng cấp (bằng đại học), giấy tờ tùy thân gốc của nhân viên (Người lao động) hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, hãy tham khảo bài viết của Phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X để bảo vệ quyền lợi của mình!
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Người sử dụng lao động giữ bản chính bằng cấp, giấy tờ của người lao động là trái pháp luật
Phải khẳng định luôn rằng việc người sử dụng lao động (sếp) yêu cầu và giữ bằng đại học, giấy tờ (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…) của nhân viên trong quá trình lao động là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, căn cứ tại Điều 17 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1, Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2, Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3, Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động giữ bản chính bằng cấp, giấy tờ của người lao động bị sử lý như thế nào?
Vậy nếu người lao động vi phạm và vẫn có tình giữ bản chính bằng cấp và giấy tờ gốc thì người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi?
Đầu tiên, nhân viên nên thỏa thuận lại và yêu cầu phía công ty trả bằng vì điều đó là vi phạm và sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
2, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động giữ bản chính bằng cấp, chứng chỉ, các giấy tờ tùy thân của người lao động như chứng minh thư, căn cước công dân, hộ khẩu,… sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Nếu sếp vẫn “cứng đầu” không chịu trả, nhân viên nên tiến hành làm đơn và gửi Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội bằng việc trình bày xuất trình những căn cứ nhằm giúp cơ quan chức năng hiểu rõ hơn và xử lý vi phạm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Tham khảo thêm bài viết:
- Sếp giữ chứng minh nhân dân
- Sếp giữ căn cước công dân
- Sếp giữ sổ hộ khẩu
- Sếp giữ bằng đại học
- Sếp giữ bằng lái xe
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật lao động 2019 quy định: Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
+ Giữ bản chính bằng cấp, giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
+ Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
+ Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Có các loại hợp đồng lao động sau đây:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.