Với những người không hiểu rõ pháp luật lại vừa chập chững bước chân vào nghề, thì việc công ty yêu cầu giữ bằng chính của một số giấy tờ tùy thân như bằng lái xe thường được số lao đồng này đồng ý vì sợ “mất việc, mất lòng“. Tuy nhiên, hậu quả của việc này vừa gây khó khăn cho việc tham gia giao thông cho người lao động vừa là hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động. Hãy tìm hiểu “Công ty có được giữ bằng lái xe nhân viên” qua bài viết sau của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật lao động 2012
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP
- Luật giao thông đường bộ 2008
Nội dung tư vấn
1. Công ty có được phép giữ bằng lái xe của nhân viên?
Bằng lái xe là một trong những giấy tờ cần phải mang theo của người điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể là tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông cần mang những giấy tờ :
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) là một trong những giấy tờ quan trọng của người lao động.
Tuy nhiên, xuất phát từ những chiêu trò giữ bằng gốc, chứng chỉ có giá trị của người lao động nhằm “áp đặt” những điều kiện lao động trái pháp luật, thì đó là hành vi bị cấm. Cụ thể, Bộ Luật lao động 2012 quy định, người sử dụng lao động không được phép giữ bằng cấp bản chính của người lao động khi giao kết hợp đồng. Cụ thể tại Điều 20, bộ luật lao động 2012:
Điều 20: Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”Theo đó, bằng lái xe cũng là một loại giấy tờ tùy thân mà người sử dụng lao động không có quyền giữ của người lao động. Theo đó, hành vi này là hành vi hoàn toàn trái pháp luật.
2. Mức xử phạt.
Việc giữ bằng lái xe hay bất cứ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động thì người sử dụng lao động đều có thể xử lý hành chính đến 25 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 1:
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
…Bên cạnh việc xử lý vi phạm bằng phạt tiền, người sử dụng lao động còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bằng việc Trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm này theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”Việc xâm phạm đến quyền và lợi ích đó, người lao động có thể yêu cầu công ty trả lại văn bằng hoặc khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho mình. Do vậy nếu bạn đi xin việc làm ở đâu đó mà nhà tuyển dụng yêu cầu giữ giấy tờ tùy thân bản chính của bạn thì qua bài viết này mong các bạn hiểu Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !
Hy vọng bài viết “Công ty giữ bằng lái xe của nhân viên, phạt đến 25 triệu đồng” có ích với bạn