Xin chào luật sư. Hôm nay đi làm tôi có bị xử phạt giao thông vì hành vi vượt đèn đỏ. Trong lúc lập biên bản xử phạt tôi, cảnh sát giao thông có kiểm tra thì tôi quên không mang giấy phép lái xe. Sau đó tôi có nhờ người nhà mang ra nhưng vẫn bị xử phạt hành chính. Vậy cho hỏi trong trường hợp này việc tôi bị xử phạt như thế có đúng quy định của pháp luật hay không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Có bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe hay không?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
Như vậy, giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc của người điều khiển phương tiện để chứng minh khả năng, phòng tránh rủi ro khi tham gia giao thông.
Mức xử phạt khi quên không mang giấy phép lái xe
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trường hợp tại thời điểm kiểm tra, bạn không xuất trình được giấy phép lái xe thì sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không có giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện theo quy định. Bên cạnh đó bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
Đối với xe mô tô
– Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
– Trường hợp không có Giấy phép lái xe:
- Bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3;
- Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng. Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.
Đối với xe ô tô
– Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).
– Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Làm thế nào để chứng minh với CSGT là mình quên không mang giấy phép lái xe?
Theo như quy định trên trong trường hợp quên không mang giấy phép lái xe bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Tuy nhiên trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp người vi phạm xin về nhà lấy giấy phép lái xe hoặc nhờ người thân mang tới. Dù vậy thì bạn vẫn phải chịu xử phạt về hành vi quên mang giấy phép lái xe.
Có thể thấy, mức phạt đối với hành vi “không có” cao hơn gấp nhiều lần hành vi “quên mang” Giấy phép lái xe. Đôi khi việc chứng minh lỗi “quên” và “không có” lại gây nhiều khó khăn. Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người quên Giấy phép lái xe dễ dàng chứng minh lỗi của mình.
Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái sẽ tiến hành lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có Giấy phép lái xe (và hành vi vi phạm khác), sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.
Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm. Nếu người vi phạm xuất trình được bằng lái thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.
Nếu quá thời hạn hẹn mà người vi phạm mới xuất trình được; hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có Giấy phép lái xe.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Quên không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe. Đây là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách; hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 07 ngày. Có thể kéo dài tối đa không quá 30 ngày. Kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.
Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.