Cảnh sát giao thông Ngày nay vi phạm giao thông đã trở nên phổ biến và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đó ngày càng có nhiều người muốn tìm hiểu các quyền hạn của cảnh sát giao thông khi xử phạt vi phạm pháp luật và cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không?
CSGT có được rút chìa khóa của người vi phạm?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT được phép xử lý vi phạm pháp luật về giao thông nhưng khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng cần phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
Trong đó, Điều 8 Thông tư 65 đã nêu rõ các quyền của CSGT trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát như sau:
- Được dừng các phương tiện. Kiểm soát người và phương tiện, giấy tờ của người điều khiển, giấy tờ của phương tiện và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện; kiểm soát việc thực hiện quy định về hoạt động vận tải đường bộ.
- Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn thiệt hại đang hoặc có nguy cơ xảy ra thì được huy động và sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.
- Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi có tình huống ách tắc, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của phương tiện giao thông không nằm trong quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát. Điều này đồng nghĩa rằng, CSGT không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm.
Rút chìa khóa có phải biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính?
Các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định cụ thể tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:
Stt | Biện pháp |
1 | Tạm giữ người |
2 | Áp giải người vi phạm |
3 | Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề |
4 | Khám người |
5 | Khám phương tiện vận tải, đồ vật |
6 | Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm |
7 | Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất |
8 | Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính |
9 | Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn |
Đối chiếu với bảng trên, hành vi rút chìa khóa xe của người vi phạm không phải biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định.
Do đó, nếu CSGT rút chìa khóa xe của người điều khiển phương tiện và bảo rằng đây là biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì đây là hành vi hoàn toàn trái luật.
Bị CSGT rút chìa khóa xe, khiếu nại thế nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khi có căn cứ cho rằng việc xử lý vi phạm của CSGT là không đúng quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xử lý có quyền thực hiện thủ tục khiếu nại hành chính đến cơ quan có thẩm quyền.
Việc khiếu nại có thể tiến hành trực tiếp hoặc khiếu nại qua đơn theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày biết được hành vi hành chính.
Có thể bạn quan tâm
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “CSGT có được rút chìa khóa của người vi phạm”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bị CSGT xử phạt khiếu nại bằng hai hình thức bằng đơn và trực tiếp Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định việc khiếu nại được thực hiện
CSGT mặc thường phục không được quyền dừng xe xử phạt mà chỉ thực hiện giám sát tình hình giao thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và báo ngay cho bộ phận tuần tra mặc cảnh phục nếu phát hiện vi phạm.