Cửa hàng bán cao hơn giá niêm yết thì thông báo tới cơ quan nào?

bởi HuongGiang
Cửa hàng bán cao hơn giá niêm yết thì thông báo tới cơ quan nào?

Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp; nhiều tỉnh thành phố phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo đó nhu cầu đi lại của người dân bị hạn chế ; do đó nhiều cửa hàng đã lợi dụng điều này tăng giá bán cao hơn giá niêm yết. Điều này gây bức xúc đối với người dân; tuy nhiên nhiều người không biết khi phát hiện cửa hàng bán cao hơn giá niêm yết thì thông báo tới cơ quan nào?. Cụ thể chúng tôi có nhận được câu hỏi như sau:

” Xin chào Luật sư! Vừa qua do giãn cách theo Chỉ thị 16; em có đi mua thêm đồ; và phát hiện có một số cửa hàng tăng giá bán cao hơn so với giá niêm yết. Luật sư cho em hỏi em phải thông báo tới cơ quan nào để xử lý sai phạm này của cửa hàng ạ. Em xin cảm ơn”

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của ban như sau

Căn cứ pháp lý

Nghị định 109/2013/NĐ-CP

Thế nào là bán cao hơn giá niêm yết?

Giá niêm yết là giá hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân; hay tổ chức cung cấp đến cho khách hàng một cách công khai. Giá niêm yết hiển thị dưới dạng bảng giá; có thể được in trên bao bì, gắn ở bên dưới sản phẩm;… Giá niêm yết phải được ghi rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho người mua. Theo đó cá nhân; tổ chức bán giá cao hơn giá niêm yết là vi phạm quy định về giá; và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Quy định về xử phạt hành vi bán cao hơn giá niêm yết

Căn cứ Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP; quy định về hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa; dịch vụ và mức phạt kèm theo:

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

……….

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

Như vậy sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa; dịch vụ do tổ chức; cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này. Theo đó bên vi phạm phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết; trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại; thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Cửa hàng bán cao hơn giá niêm yết thì thông báo tới cơ quan nào?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền:

a) Phạt tiền đến mức cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định

b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định

2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:

a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức, 105.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá theo quy định.

b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định

b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả về giá theo quy định

4. Thanh tra viên, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.

5. Người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 xử phạt hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định thuộc địa bàn quản lý của mình.

Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định.

b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định

8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này”.

Như vậy trường hợp phát hiện hành vi bán giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng; thì bạn có thể liên hệ với các cơ quan nêu trên; để thuận tiện nhất bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý thị trường gần nhất để được giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cửa hàng bán cao hơn giá niêm yết thì thông báo tới cơ quan nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Niêm yết giá không rõ ràng bị xử phạt ra sao?

Khoản 1 Điều 12Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
……..
b) Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.”

Hành vi đưa tin sai về giá cả hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 14 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Hành vi đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trên phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác được xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.”

Không niêm yết giá thuốc bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP đối với hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu những hành vi này được lập lại nhiều lần; tái phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm