Nhãn hiệu là một tài sản vô hình nhưng có giá trị tạo dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp. Việc bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp không còn quá xa lạ. Trong một số trường hợp, nhãn hiệu cũng có thể được chuyển nhượng cho chủ thể khác. Vậy đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (Luật SHTT hiện hành);
Quyết định 3675/QĐ-BKHCN.
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu là gì? Điều kiện để được bảo hộ về nhãn hiệu
Nhãn hiệu là gì?
Luật SHTT hiện hành quy định nhãn hiệu là một yếu tố để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu khác với thương hiệu. Nhãn hiệu được sử dụng dưới góc độ pháp lý còn thương hiệu được đề cập nhiều trong quảng cáo, quản trị doanh nghiệp. Hai khái niệm này khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, chỉ nhãn hiệu mới được pháp luật bảo hộ.
Nhãn hiệu cũng là một loại tài sản và cũng có thể được chuyển nhượng. Tuy nhiên vì là tài sản vô hình nên việc chuyển nhượng nhãn hiệu có thêm các quy định đặc thù để có thể hạn chế tối đa tranh chấp về loại quyền sở hữu trí tuệ này.
Điều kiện để được bảo hộ về nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhắc đến nhiều trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ từ nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau để được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại Điều 139 Luật SHTT hiện hành thì:
- Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu của mình trong phạm vi được bảo hộ;
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Cá nhân nhận chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Khoản 1 Điều 148 Luật SHTT hiện hành quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với nhãn hiệu.
Thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Thẩm quyền giải quyết đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ có thẩm quyền giải quyết việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN.
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Hồ sơ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm các giấy tờ:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
- 01 bản hợp đồng chuyển nhượng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản gốc văn bằng bảo hộ.
Ngoài ra hồ sơ còn bao gồm các tài liệu sau:
- Bản dịch hợp đồng nếu hợp đồng được làm bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó thuộc sở hữu chung.
Quy trình giải quyết đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Trước khi thực hiện việc đăng ký chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu, hai bên trong giao dịch chuyển nhượng nhãn hiệu phải tiến hành thỏa thuận, ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Sau đó, hợp đồng chuyển nhượng phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho chủ thể có yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm
- Những trường hợp không được chuyển nhượng nhãn hiệu
- Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Liên hệ Luật sư
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nhãn hiệu là một yếu tố để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.
Hồ sơ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm các giấy tờ chính sau:
– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
– 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);
– Bản gốc văn bằng bảo hộ.
Ngoài ra hồ sơ còn bao gồm các tài liệu sau:
– Bản dịch hợp đồng nếu hợp đồng được làm bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó thuộc sở hữu chung.