Dạo gần đây, rất dễ để ta có thể phát hiện có một vài người dùng mạng xã hội đăng tải các clip nóng; hoặc mời chào mua bán các video, clip 18+
Do 1 phần các khâu kiểm duyệt của các trang mạng xã hội về những clip nhạy cảm này còn lỏng lẻo; đây có thể coi là một mảnh đất màu mỡ với những đối tượng xấu; để thực hiện những hành vi đăng tải clip nóng nhằm mục đích câu like, tương tác, buôn bán
Vậy việc làm trên được xét xử ra sao? hãy cùng Luật sư X chúng tôi đi giải đáp thắc mắc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 72/2013/NĐ- CP Quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;
- Bộ luật dân sự 2015;
- Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Xem thêm: Quay clip để chứng minh không hiếp dâm khi quan hệ với người dưới 16 tuổi
Nội dung tư vấn
Đăng tải clip nóng lên mạng xã hội là trái pháp luật
Trước hết phải nói, việc quay clip khi quan hệ tình dục là không trái pháp luật.
Việc quay clip khi quan hệ tình dục là một điều bình thường; khi các cặp đôi muốn lưu lại khoảnh khắc riêng tư của nhau; Nó không phải hành vi vi phạm pháp luật; và chỉ vi phạm khi một trong 2 bên không đồng ý. trường hợp này bên bị hại hoàn toàn có thể khởi kiện; vì mỗi cá nhân đều có quyền hình ảnh; việc phát tán, buôn bán và đăng tải clip nóng này tồn tại rất nhiều rủi ro pháp lý cao.
Mọi hành vi sử dụng hình ảnh của người khác mà không được sự cho phép thì đều trái pháp luật; Những hành vi này tùy từng mức độ nghiêm trọng và hậu quả gây ra thì sẽ bị xử phạt, nhẹ là xử phạt vi phạm hành chính; nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 5 các hành vi cấm; Nghị định 72/2013/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đã quy định:
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
d)Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
Chịu trách nhiệm hình sự
Đối với trường hợp nặng hơn như là buôn bán những clip nóng đấy để trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nghiệm hình sự; theo bộ luật hình sự 2015
Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Điểm b Khoản 4 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc”
Xử phạt hành chính
Tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006; về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thông tin có quy định:
“phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi sau: đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể”.
Đăng clip nóng lên mạng là làm nhục người khác
Người bị phát tán; đăng tải clip nóng lên mạng xã hội sẽ phải chịu nhiều dư luận xã hội và mặc cảm tự ti với cuộc sống, nặng hơn là tự tử, người phát tán cũng sẽ nhận tội danh làm nhục người khác; theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Bồi thường cho người bị hại
Ngoài chịu những trách nhiệm nêu trên:
người phạm tội cũng sẽ phải bồi thường một khoản thích đáng cho người bị đăng tải clip nóng về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm; nếu người bị hại tự tử thì trách nhiệm bồi thường sẽ hoàn toàn do người đăng tải clip nóng chịu
Việc đăng tải clip nóng; là điều phạm pháp và thiếu nhân tính
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Đăng tải clip nóng trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
Do vậy ta không được phép phát tán chúng dưới mọi hình thức nhé
Hi vọng những gì Luật sư X mang đến sẽ giúp ích cho bạn; Để được sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư x: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện có phạm tội?” answer-0=”Bộ luật Hình sự 2015 quy định; tại Điều 145 với tội danh giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Cụ thể, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”chia sẻ clip nóng trên mạng xã hội có bị tội gì không?” answer-0=”Việc chia sẻ, đánh giá clip 18+ trên mạng xã hội có thể bị truy tố về một số tội được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015″ image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]