Trong thời điểm dịch bệnh covid – 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp; những lệnh phong tỏa ngày một nhiều thêm kéo theo sự sợ hãi, lo lắng của đa số người dân trong cả nước. Lực lượng công an tức trực 24/24h trên mọi tuyến đường, mọi con phố để đảm bảo người dân thực hiện đúng chỉ thị mà Nhà nước đưa ra. Từ đó giảm thiểu số ca mắc, khoanh vùng những điểm nóng của dịch bệnh. Tuy nhiên, việc bị cấm đi lại trong một thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Bởi vậy mà nhiều người dân đã không giữ được bình tĩnh, để xảy ra những hành động không đáng có.
“Chiều này 30/7/2021, một đoạn clip lan truyền trên các trang mạng xã hội ghi lại hình ảnh một cụ ông đang đứng cãi nhau với công an. Theo thông tin do người quay clip cung cấp, ông cụ ra ngoài đường mà không đeo khẩu trang. Sau khi bị công an giữ lại, nhắc nhở về hành vi vi phạm; cụ ông không những không nghe theo mà còn dùng mũ cối đâp vào người chiến sĩ công an. Theo nhiều người nhận định, hành vi của ông cụ là hành vi đánh người thi hành công vụ. Vậy đánh người đang thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.”
Căn cứ pháp lý
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Nghị định 208/2013/NĐ-CP
Khái niệm
Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan; chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ; có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao; ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hành vi đánh người thi hành công vụ xử lý như thế nào?
Xử lý hành chính
Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Xử lý hình sự
Trường hợp 1
Căn cứ vào mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Nếu hành vi đánh người thi hành công vụ nhằm mục đích cản trở hành động của người thi hành công vụ; thương tích gây ra dưới 11 %; theo quy định tại điểm k Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi đánh người đang thi hành công vụ sẽ được xử lý theo Tội cố ý gây thương thích.
Trường hợp 2
Tiếp tục căn cứ vào mục đích của người phạm tội; nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích ngăn cản việc thực thi công vụ; hoặc thương tích gây ra từ 11% trở lên thì hành vi đánh người thi hành công vụ sẽ được xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trong đó quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp 3
Nếu trong trường hợp người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và xét thấy hành vi đánh người thi hành công vụ rơi vào trường hợp 1 thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cũng theo ý chí đó, nếu người phạm tội rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Giải quyết tình huống
Xét từ tình huống cho thấy, hành vi đánh người thi hành công vụ của cụ ông rơi sẽ bị xử lý hành chính bởi từ clip cho thấy chiến sĩ công an không có thương tích gì. Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin đã lên tiếng cho thấy ông cụ là người có vấn đề về thần kinh. Từ đó cho thấy ông cụ sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013.
Trên thực tế, ông cụ bị phạt 2.000.000 đồng vì hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề đánh người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hình sự hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đánh người thi hành công vụ có phải chịu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi đánh người thi hành công vụ có thể phải chịu mức án cao nhất lên tới 03 năm tù giam.
Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Cố ý đánh người khác có thể bị xử phạt hành chính lên đến 3.000.000 đồng. Tùy vào mức độ thương tích của người bị đánh mà có thể bị phạt với mức hình phạt cao nhất là phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.