Đất đai vốn là một tài sản có giá trị. Cùng với sự phát triển của xã hội, đất đai ngày càng trở nên có giá trị. Vai trò của Nhà nước lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Là một đất nước mà đất đai thuộc sở hữu chung; Nhà nước đại diện chủ sở hữu; đất đai tại Việt Nam thuộc quyền quản lý của Nhà nước; do Nhà nước giao, cho thuê. Mặc dù vậy, việc tranh chấp vẫn xảy ra; nhiều trường hợp dẫn đến xô sát, thương vong. Vậy hành vi đập phá nhà người khác do tranh chấp đất đai có bị phạt tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Ngày 15/10, trên mạng xã hội xuất hiện 1 clip ghi lại hình ảnh 1 nhóm đối tượng xăm trổ; tay đeo băng đỏ bảo vệ tập trung trước một căn nhà khung sắt. Những người này dùng cưa, máy cắt, xà beng, búa… để phá cửa sắt. Qua quá trình điều tra xác định; nguyên nhân của vụ việc trên là do tranh chấp đất đai tại mảnh đất tại địa chỉ 1033 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mảnh đất trên thuộc quản lý, sử dụng của Công ty Vận tải thủy I; được UBND TP Hà Nội cho thuê diện tích đất 1.150m2 vị trí; sơ đồ hiện trạng có xác nhận của Sở tài nguyên môi trường TP Hà Nội từ năm 2013. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 2004; mảnh đất này đã bị chị Hoàng Thị H tự ý khai hoang và vây khung sắt, sinh sống đến hiện tại.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Hành vi đập phá nhà của người khác do tranh chấp đất
Theo đó, hành vi đập phá nhà của người khác là hành vi phá hoại tài sản của người khác. Bởi nhà theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 là được quy định là tài sản. Hành vi này, tùy theo mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Tuy nhiên, hành vi đập phá nhà của người khác do tranh chấp đất sẽ tùy trường hợp; mà người có hành vi đập phá là người đúng.
Xử lý hành chính đối với hành vi đập phá nhà của người khác do tranh chấp đất
Theo đó, hành vi đập phá nhà của người khác do tranh chấp đất có thể bị phạt tiền với các mức sau:
- Phạt 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Bên cạnh đó, hành vi mang theo công cụ đập phá nhà người khác có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng có mang theo các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ; quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Xử lý hình sự đối với hành vi đập phá nhà của người khác do tranh chấp đất
Bên cạnh đó, hành vi đập phá nhà của người khác do tranh chấp đất có thể bị xử lý về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tài sản là bảo vật quốc gia; dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; để che giấu tội phạm khác; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với hành vi gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Giải quyết tình huống
Từ nhiều nguồn thông tin cho thấy; miếng đất bị tranh chấp vốn là đất thuộc quản lý của Nhà nước; Nhà nước chưa hề giao cho chị H sử dụng. Tuy nhiên chị H lại tự ý chiếm lấy mảnh đất này; thậm chí còn quây tôn lại. Sau khi miếng đất này được giao cho người khác; chị H lại không có ý định trả lại mảnh đất này. Mặc dù theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015; bất động sản sẽ phát sinh quyền sử dụng nếu được chị H đã sử dụng mảnh đất đó 30 năm mà không có tranh chấp. Nhưng chị H mới sử dụng mảnh đất này được 17 năm; chưa đủ điều kiện để phát sinh quyền sử dụng. Hành vi của chị H là hành vi trái với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, hiện tại; nhiều thông tin cho thấy nhóm này mới chỉ phá cổng của ngôi nhà. Chưa gây ra thiệt hại nào đáng kể về cả người và của. Vậy nên, khả năng cao chỉ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại tài sản của người khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?
- Tạt sơn, vẽ bậy lên ô tô người khác có thể bị đi tù 20 năm
- Tội hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Đập phá nhà người khác do tranh chấp đất có bị phạt tù không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi đập phá nhà kèm theo đó là gây thương tích cho người khác có thể bị xử lý về 02 hành vi: phá hoại tài sản và cố ý gây thương tích. Tùy mức độ mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Hành vi đập phá nhà vô tình gây thương tích cho người khác có thể bị xử lý hình sự.
Theo đó, hành vi đập phá nhà vô tình gây thương tích phải xét đến việc thương tích gây ra là do yếu tố nào. Nếu là do những người đập phá gây ra trong lúc đập phá thì sẽ bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích. Còn nếu thương tích gây ra do trong quá trình đập phá nhà khiến một số bộ phận của nhà rơi xuống gây thương tích thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.