Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?

bởi PhuongMai
Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?

Việc những chiếc xe đậu ở ngoài đường bị tạt sơn, cào xước xe, bôi bút xóa,… có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Với tốc độ đô thị hóa cao của đô thị; diện tích đất ngày càng giảm đi; nhiều khu phố chỉ có diện tích lòng đường hạn hẹp. Vậy nên, sự xuất hiện của những chiếc xe đỗ trước cửa nhà; chặn lối đi lại của gia chủ gây nhiều sự ức chế. Nhiều người vì quá ức chế với hành vi vô ý thức của lái xe đã chọn việc phá xe cho bõ tức, cho chừa. Nhưng nếu hành vi tạt sơn vào xe của người khác là vi phạm pháp luật; vậy hành vi đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Luật Giao thông đường bộ năm 2018

Nghị định 100/2019/ND-CP

Thế nào là hành vi đỗ xe trước cửa nhà người khác?

Theo đó, hành vi đỗ xe trước cửa nhà người khác là hành vi đỗ xe; gây chắn lối đi vào của chủ nhà; khiến chủ nhà không thể ra vào một cách bình thường; gây khó khăn cho cuộc sống của chủ nhà trong thời gian đỗ xe.

Đỗ xe đúng quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; việc đỗ xe được xem là đúng quy định của pháp luật khi:

  • Đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe như: Có tín hiệu báo; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng; xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh,…
  • Không được đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; trước cổng trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế; không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định;…
  • Đỗ xe trên đường phố phải đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt

Từ phân tích ở trên, có thể thấy; việc đỗ xe trước cửa nhà không phải là hành vi vi phạm pháp luật nếu việc đỗ xe đã tuân theo các quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Giải quyết tình huống

Việc đỗ xe trước cửa nhà người khác không bị phạt nếu không vi phạm quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Vậy chủ nhà phải làm gì khi có xe đậu trước cửa nhà mình.

Để xử lý vấn đề này; chủ nhà có thể chọn một trong các cách xử sự sau:

  • Liên hệ với chủ xe, nhờ chủ xe tìm chỗ đậu khác.
  • Nếu chủ xe không chịu, cố ý đậu tại chỗ cũ; chủ nhà có thể nhờ công an đến xử lý việc đậu xe gây cản trở hoạt động sinh hoạt của gia đình mình.
  • Nếu chủ nhà muốn cho chủ xe một bài học; đừng cố gắng tạt sơn, cào xước xe vì đó là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm hình sự. Chủ nhà nên chọn một số cách không gây hư hại cho xe.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tạt sơn vào xe của người khác có vi phạm pháp luật không?

Việc tạt sơn vào xe của người khác có thể bị phạt tù lên đến 20 năm với tội danh “Phá hoại tài sản của người khác”.

Việc tạt sơn vào xe của người khác có phải bồi thường thiệt hại không?

Việc tạt sơn vào xe của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại; do nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại là thiệt hại thực tế và lỗi của các bên.

Nếu đem chiếc xe bị tạt sơn phải đưa đi bảo dưỡng; bên nào sẽ là bên phải chi trả thiệt hại do việc bị tạt sơn gây ra?

Theo quy định của nhiều showroom xe hiện tại; bên bán sẽ bảo dưỡng xe với những lỗi do chính người mua gây ra. Do khi mua xe, mỗi người sẽ cần mua thêm bảo hiểm xe; theo nguyên tắc, do bảo hiểm là do người mua mua nên người mua sẽ được bảo dưỡng miễn phí với những lỗi do người mua gây ra. Trong trường hợp này; bên gây thiệt hại sẽ là bên phải chịu trách nhiệm chi trả thiệt hại do việc tạt sơn gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm