Phá xe do đỗ chắn cửa nhà có bị phạt không?

bởi

Đỗ xe sai quy định, chắn lối vào nhà người khác là hành động của nhiều tài xế thiếu ý thức. Khổ chủ đã phải dùng các phương án nhằm răn đe như: Cào sơn xe, hất sơn thậm chí là đập phá. Đây là hành vi vi hủy hoại tài sản của người khác, và chắc chắn sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Một bà cụ trong cơn tức giận đã phá hoại chiếc xe đỗ chắn trước cửa nhà mình. Điều nghiêm trọng là chiếc xe có giá trị rất lớn, kéo theo hậu quả khó lường. Vậy bà cụ sẽ phải chịu hình phạt gì?

Xử phạt hành chính với hành vi hủy hoại tài sản

Với hành vi hủy hoại tài sản thông thường; thiệt hại nhỏ thì thủ phạm sẽ chỉ bị xử phạt hành chính theo khoản 2, điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

Mức phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt hành chính này chỉ áp dụng nếu giá trị tài sản bị hư hỏng dưới 2 triệu đồng; và người vi phạm lần đầu vi phạm. Từ 2 triệu đồng trở lên hoặc thủ phạm tái phạm; thì đây sẽ là câu chuyện xử lý hình sự.

Xử lý hình sự với hành vi hủy hoại tài sản

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Theo phỏng đoán sơ bộ của người viết bài, mức thiệt hại của chiếc xe rơi vào khoảng trên 200 triệu. Như vậy việc phá xe, bà cụ có thể phải chịu hình phạt tại khoản 3 điều 178 nêu trên; với mức hình phạt tối đa lên đến 10 năm tù.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đỗ xe trước cửa nhà người khác có bị phạt không?

 Việc đỗ xe trước cửa nhà người khác không phải là hành vi vi phạm pháp luật nếu việc đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông và đã tuân theo các quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe; Không được đỗ xe tại các vị trí quy đinh;

Nếu có người đỗ xe trước cửa nhà mình thì phải giải quyết thế nào?

– Liên hệ với chủ xe, nhờ chủ xe tìm chỗ đậu khác.
– Nếu chủ xe không chịu, cố ý đậu tại chỗ cũ; chủ nhà có thể nhờ công an đến xử lý việc đậu xe gây cản trở hoạt động sinh hoạt của gia đình mình.

Dừng, đỗ xe sai nơi quy định thì chủ xe bị phạt như thế nào?

1. Đối với xe oto thì tùy theo tính chất, hậu quả của việc đỗ xe sai nơi quy định sẽ có thể bị phạt cao nhất lên đến 20 triệu đồng nếu gây ảnh hưởng đến giao thông, tai nạn giao thông.
2. Đối với xe máy với tính chất, mức độ hậu quả tương dương thì chủ xe máy có thể bị xử phạt hành chính cao nhất lên đến 5 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm