Xin chào LSX, tôi có vấn đề pháp lý như sau mong được Luật sư hỗ trợ: Bố mẹ tôi mất đi có để lại một thửa đất trồng lúa và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ khi bố mẹ tôi mất, tôi vẫn là người trực tiếp canh tác, trồng lúa trên đất cha mẹ để lại. Hiện nay, các anh chị đòi chia thừa kế đối với thửa đất trồng lúa này. Vậy, theo quy định pháp luật hiện nay, đất trồng lúa có chia thừa kế được không? Tôi chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ pháp lý của LSX. Đối với vấn đề Đất trồng lúa có được chia thừa kế không? của bạn. Chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Bộ luật Dân sự 2015
Những hình thức chia thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành
Hiện nay, việc chia thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và những văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, chia thừa kế được thực hiện theo 02 hình thức là chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật. Đối với chia thừa kế theo di chúc, việc phân chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo nội dung của di chúc mà người chết để lại. Còn chia thừa kế theo pháp luật sẽ thực hiện phân chia di sản thừa kế theo các hàng thừa kế.
Chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Về hàng thừa kế, Bộ luật Dân sự 2015 quy định có 04 hàng thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Đất trồng lúa có được chia thừa kế không?
Đối với đất trồng lúa, pháp luật đã quy định một số điều kiện để nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Trong đó, có điều kiện rằng: Người nhận chuyển nhượng, tặng cho phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013. Về khái niệm trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thể hiểu dựa trên Khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.”
Như vậy, hiện nay, pháp luật không có quy định hạn chế về việc đất trồng lúa không được chia thừa kế cũng như người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chia thừa kế đối với đất nông nghiệp phải đáp ứng điều kiện theo Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 như sau: “[…] trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Thời điểm chia thừa kế đất trồng lúa?
Thời điểm chia thừa kế được hiểu là mốc thời gian để thực hiện việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hiện nay, đối với trường hợp người có tài sản lập di chúc, có rất nhiều người lầm tưởng về thời điểm chia thừa kế là ngày sau khi người có tài sản lập di chúc. Tuy nhiên, thời điểm được thực hiện việc chia thừa kế phải là thời điểm mở thừa kế. Thời điểm này được tính từ thời điểm người có tài sản chết. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Vì vậy, người thừa kế nên thực hiện phân chia di sản thừa kế trong thời hạn 30 năm, kể từ khi người sử dụng đất hợp pháp đất trồng lúa chết
Mời bạn xem thêm:
- chia thừa kế nhà đất tại việt nam như thế nào?
- bao lâu sau khi người thân qua đời mới được chia thừa kế?
- đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bị chia thừa kế lại không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề thừa kế đất đai đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Đất trồng lúa có được chia thừa kế không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự”
Như vậy, văn bản phân chia di sản thừa kế đất nông nghiệp bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Tại Khoản 4 Điều 4 VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014 thì “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.” là khoản thu nhập được miễn thuế.
Do đó, khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất, cá nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.