Đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai

bởi Ngọc Gấm
Đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai

Chào Luật sư, vì tuổi già, tôi không thích sống ở thành thị đông người nhiều khói bụi nên vợ chồng tôi dự định sẽ xây dựng nhà tại khu vườn tạp của gia đình tại Tịnh Biên, An Giang. Nơi đó vừa có núi lại vừa có sông rất thích hợp để hưởng tuổi già. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đất vườn tạp là gì?

Vườn tạp là loại vườn vừa có các cây lâu năm và vừa có các cây hàng năm sinh sống và phát triển. Là kiểu vườn cây phát triển tự nhiên có nhiều loại cây trồng sinh sống. Kiểu vườn này thường xuất hiện ở các vùng nông thôn tại Việt Nam, người dân Việt Nam tại nông thôn hay xây dựng các khu vườn kiểu này để có thể thu nhiều hoa lợi từ thiên nhiên, khiến cho quanh năm điều có lợi từ các loại vườn tược này.

Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây lâu năm như sau:

“Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm :

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;

 – Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).”

Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây hàng năm như sau:

“Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.”

Đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai

Đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai? Câu trả lời là không. Đất vườn tạp chỉ để làm vườn không được xây nhà bởi việc xây nhà sẽ làm cho việc sử dụng mục đích đất bị sai so với mục đích ban đầu mà nhà nước cấp sổ đỏ cho bạn. Nếu bạn muốn xây dựng nhà trên đất vườn tạp thì bạn phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang các loại đất khác có thể xây nhà được ví dụ như đất phi nông nghiệp.

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai
Đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai

Hồ sơ, thủ tục để được xây nhà trên đất vườn năm 2023

Do pháp luật nghiêm cấm tuyệt đối việc xây dựng nhà trên đất vườn nên bạn sẽ không thể thực hiện được các hồ sơ, thủ tục để được xây nhà trên đất vườn năm 2023. Để có thể thực hiện được hồ sơ, thủ tục để được xây nhà trên đất vườn năm 2023 thì bạn cần phải chuyển mục đích sử dụng đất của bạn từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà cụ thể là đất ở nông thôn hoặc thành thị. Sau khi chuyển đổi xong thì bạn mới thực hiện được hồ sơ, thủ tục để được xây nhà trên mảnh vườn mới được chuyển mục đích đó.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  • Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
  • Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  • Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
  • Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  • Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  • Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Mức phạt khi tự ý xây nhà trên đất vườn tạp

Mức phạt khi tự ý xây nhà trên đất vườn tạp hiện nay tại Việt Nam sẽ giao động từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng cho đến từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Sở dĩ có mức phạt này là do các cơ quan sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm của bạn mà sẽ đề ra các mức xử phạt khác nhau. Ngoài hình thức xử phạt là tiền thì người vi phạm buộc phải tháo gỡ nhà cửa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của phần đất đã được xây dựng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai như sau:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;”.
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Đất vườn tạp có được xây nhà không theo quy định của Luật Đất đai” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng về sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý về Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức vi phạm đất đai mà Uỷ ban nhân dân cấp Huyện được quyền xử phạt?

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt đất đai như thế nào?

Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt đất đai vi phạm bao nhiêu tiền?

Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm