Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Portfolio Investment, viết tắt: FPI) cũng là một trong các hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm đánh thức các nguồn lực trong nước vận động đồng thời bảo toàn và sinh lợi cho chủ sở hữu vốn. Vậy đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là gì? Các quy định liên quan đến FPI? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qu bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì?
Đầu tư gián tiếp nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Portfolio Investment, viết tắt: FPI. Đó là hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lí quá trình sử dụng vốn.
Thuật ngữ Đầu tư quốc tế (Foreign Investment) là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Đặc điểm đầu tư gián tiếp
- Trong thời gian sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời giữa hai chủ thể. Quyền sở hữu vốn thuộc chủ đầu tư, quyền sử dụng vốn thuộc về bên nhận đầu tư.
- Các nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài bằng cách: mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của tổ chức kinh tế nước ngoài trên thị trường chứng khoán nước đó; mua trái phiếu chính phủ nước ngoài; mua chứng chỉ đẩu tư của các quỹ đầu tư.
Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam
Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được quy định như sau:
- Được tiến hành góp vốn, mua cổ phần trong các công ty Việt Nam chưa được niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, khi tham gia đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư không được trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM).
- Được quyền mua bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Mua bán các loại giấy tờ có giá trị ngang với tiền Việt Nam đồng, loại giấy tờ này được phát hành hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư hoạt động theo quy định pháp luật.
- Thông qua các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư bằng hình thức ủy thác bằng Việt Nam đồng.
- Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài được tiến hành thực hiện các hình thức đầu tư gián tiếp theo quy định pháp luật.
Nguyên tắc chung khi đầu tư gián tiếp
So với hình thức đầu tư trực tiếp, nguyên tắc của hình thức này đơn giản hơn hẳn. Cụ thể như sau:
Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư phải thực hiện bằng đồng Việt Nam và thông qua một tài khoản ngân hàng theo quy định. Theo quy định, nhà đầu tư chỉ được chuyển đúng số tiền đầu tư đã cam kết. Số tiền đầu tư khi chuyển vào tài khoản ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền tiết kiệm tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng ngoài Việt Nam.
Hình thức đầu tư gián tiếp phù hợp với các dự án có quy mô vừa và nhỏ; vì không thành lập công ty nên thủ tục đầu tư khá đơn giản và nhanh chóng.
Hy vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Bao gồm: mua cổ phần; cổ phiếu; trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng khoán; và các pháp luật khác có liên quan.
“Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần; cổ phiếu; trái phiếu; các giấy tờ có giá khác; quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Lợi nhuận tương đối ổn định. Có thể hạn chế rủi ro khi phân tán vốn đầu tư tại nhiều dự án khác nhau