Đi vào đường cấm bị xử phạt thế nào?

bởi Luật Sư X

Có thể do vô tình không để ý biển báo giao thông hoặc cố ý mà nhiều người tham gia giao thông đi vào đường cấm. Vậy đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nội dung tư vấn

1. Đi vào “đường cấm” có vi phạm pháp luật không?

Đường cấm được hiểu là phần đường mà ở đó các phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được phép đi.

Việc đi vào đường cấm là một hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Có thể chứng minh khẳng định trên như sau:

  • Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, một trong các hành vi bị nghiêm cấm đó là hành vi vi phạm quy tắc giao thông thông đường bộ (khoản 23).
  • Và một trong những quy tắc chung giao thông đường bộ là: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” (khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008). 

Như vậy, người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường của mình. Khi người tham gia giao thông đi vào đường cấm – phần đường không dành cho mình thì đã vi phạm quy tắc chung giao thông đường bộ. Và do vậy, hành vi đi vào đường cấm đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Khi đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật thì người thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay nói cách khác là phải chịu các chế tài.

2. Trách nhiệm pháp lý khi đi vào đường cấm

Hành vi đi vào đường cấm là hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Thật vậy:

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giao thông đường bộ và đường sắt. Tại điểm b khoản 4 Điều 5; Điểm i khoản 4 Điều 6; Điểm b khoản 3 Điều 7; Điểm e khoản 4 Điều 8 và Điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này đều quy định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền đối với hành vi đi vào đường cấm. Cụ thể là:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“…4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;….”

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“…4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;…”

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“…3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;…”

Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“…4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.”

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“…2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;…”

Theo các quy định trên, ta có thể xác định được các yếu tố cấu tạo nên vi phạm hành chính đối với hành vi đi vào đường cấm như sau:

Chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể của hành vi đi vào đường cấm có thể là: 

    • Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô;
    • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy;
    • Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng;
    • Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ;
    • Người điều khiển, dẫn dắt súc vật.

Khách thể vi phạm hành chính

Khách thể của hành vi đi vào đường cấm là xâm phạm quy tắc giao thông đường bộ được Nhà nước quy định và bảo vệ.

Mặt khách quan

Hành vi vi phạm trong vi phạm hành chính này được xác định là hành vi đi xe vào đường cấm.

Mặt chủ quan

Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm trên có thể được xác định là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.

Người này có thể đi vào đường cấm do không để ý, quan sát biển báo hiệu, chỉ dẫn,… hoặc cũng có thể cố tình đi vào đường cấm đó để có thể đi nhanh hơn,… hay nhằm thực hiện được những mục đích mà người này mong muốn đạt được.

Ngoài ra, hành vi đi vào đường cấm chưa đến mức gây hậu nghiêm trọng mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do vậy, hành vi đi vào đường cấm chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi trên được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể là:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (Điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (Điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ (Điểm e khoản 4 Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật (Điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi! Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về Luật sư tranh tụng luật giao thông Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm