Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao trong giai đoạn vài năm trở lại đây, cùng với làn sóng di dân về các thành phố, đô thị lớn làm vấn đề về giáo dục mầm non được nóng lên. Bởi lẽ, nhìn vào con số thống kê lượng dân di cư từ các nơi đổ về những thành phố lớn nhận thấy rằng chủ yếu đó là những người có độ tuổi từ 18 tới 35, tức đang ở độ tuổi sinh đẻ. Càng nhiều dân di cư đổ về thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội thì sẽ càng có nhiều trẻ em sinh ra. Do vậy trong thời gian tới, nhu cầu về giáo dục, nhất là giáo dục mầm non sẽ tăng cao. Hứa hẹn đây sẽ là một ngành kinh doanh hấp dẫn trong giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, việc kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục luôn luôn phải tuân thủ những quy định chặt chẽ ngay từ bước đầu tiên thành lập và xin giấy phép hoạt động. Đây là những thủ tục tương đối phức tạp, nếu không được thực hiện bởi những người có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết pháp luật thì có khả năng sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức. Do vậy, để hỗ trợ quý khách hàng đang có dự định thực hiện kinh doanh trường mầm non tư thục. Luật sư X chúng tôi hân hạnh giới thiệu tới quý khách hàng “Dịch vụ tư vấn thành lập trường mầm non tư thục tại Hà Nội”
Căn cứ:
- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT về Quyết định ban hành điều lệ trường mầm non (Văn bản hợp nhất số 04)
- Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (Văn bản hợp nhất số 06)
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Trường mầm non tư thục là gì? Ai có thể thành lập trường mầm non tư thục?
Mầm non là cấp học đầu tiên mà hầu hết ai trong số chúng ta đều đã từng trải qua. Đó là nơi mà mỗi người bắt đầu những bước đi chấp chững đầu tiên trên con đường học vấn. Theo pháp luật hiện nay, tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số 06 quy định trường mầm non tư thục “là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước”. Như vậy có thể thấy trường mầm non tư thục là một thành phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân và có nguồn vốn đầu tư xây dựng và hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Điều này nhằm phân biêt với các trường mầm non công lập có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, Điều 2 Văn bản hợp nhất số 06 cũng quy đinh rằng “Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng”. Từ đó, pháp luật công nhân trường mầm non tư thục là một thực thể pháp lý có tư cách pháp nhân, nó hoạt động và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của nó. Đồng thời trường mầm non tư thực còn được phép có con dầu và được mở tài khoản riêng để thực hiện các công việc xoay quanh hoạt động của trường. Lưu ý rằng, những quy định trên đây và những nội dung được nêu trong bài viết này có đối tượng là các trường mầm non tư thục có vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong nước. Bởi lẽ, đối với các trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và các cơ sở giáo dục các cấp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung thì phải tuân thủ cũng như chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư. Do phạm vi giới hạn của bài viết, và tính chất, mức độ phức tạp của 2 loại hình này là khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ chỉ để cập tới thủ tục thành lập trường mầm non tư thục có vốn đầu tư nước ngoài ở bài viết và dịch vụ khác.Với vị trí như vậy, pháp luật cũng quy định những người có thể thành lập trường mầm non tư thục đó là cá nhân hoặc tổ chức có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự. Nếu là cá nhân thì phải không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Còn đối với tổ chức thì phải là những tổ chức đã đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định pháp luật. Ngoài ra, pháp luật không quy định yêu cầu bắt buộc về bằng cấp đối với người thành lập hoặc góp vốn thành lập trường mầm non tư thục mà chỉ quy định những điều kiện bắt buộc đối với những người trực tiếp quản lý hoạt động động của trường như Chủ tịch hội đồng quản trị hay Hiệu trưởng của trường. Trong trường hợp nếu cá nhân góp vốn thành lập muốn kiêm nhiệm các chức vụ nêu trên thì sẽ phải đáp ứng những điều kiện đối với chức vụ đó.
2. Điều kiện thành lập và hoạt động của trường mầm non tư thục
Là một hoạt động kinh doanh liên quan tới giáo dục, do đó, điều kiện để được kinh doanh cũng tương đối cao. Cụ thể tại khoản 1 Điều 8 Văn bản hợp nhất số 04 quy định như sau:
a) Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.Điều kiện đầu tiên đó là việc thành lập trường mầm non phải phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được phê duyệt. Điều này nhằm đảm bảo việc các trường mầm non được lập ra sẽ đáp ứng và giải quyết được những nhu cầu thực tế, thiết thực đối với địa phương đó nhằm tránh việc các trường được mở ra mà không có học sinh hoặc không phù hợp với đặc điểm tại địa phương. Bên cạnh đó, điều kiện tiên quyết thứ hai phải đáp ứng để được cho phép thành lập trường mầm non đó là cá nhân hoặc tổ chức phải lập được bản đề án chi tiết cho việc thành lập trường. Trong bản đề án đó phải xác đinh rõ được mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục, đồng thời phải chứng minh được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm dự kiến là phù hợp.Để đảm bảo hoạt động của trường mầm non tư thục tạo môi trường, không gian sinh hoạt và điều kiện phát triển tốt nhất cho các em học sinh, Nghị định 46/2017 quy đinh thêm về điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động của các trường mầm non tư thục đó là:
2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục
a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
b) Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du; 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định:
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường trường mầm non tư thục có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
d) Cơ cấu khối công trình gồm:
– Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
– Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
– Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
– Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
– Sân vườn gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh.
đ) Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
4. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục
3. Dịch vụ thành lập trường mầm non tư thục của Luật sư X
Có thể thấy quá trình đăng ký thành lập trường mầm non tư thục sẽ phải trải qua những bước thẩm định nghiêm ngặt từ phía cơ quan có thẩm quyền. Nếu trong quá trình thẩm định xét thấy trường chưa đáp ứng được những điều kiện và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về con người và về giáo trình tài liệu thì đoàn thẩm định sẽ yêu cầu trung tâm phải sửa chữa hoặc hoàn thiện lại sao cho đúng quy định. Vì vậy, để có sự chuẩn bị tốt và chính xác nhất ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh từ việc sửa chữa, đập đi xây lại, đồng thời tiết kiệm thời gian thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật sư X luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn quý khách bằng dịch vụ thành lập trường mầm non tư thục tại Hà Nội bao gồm những nội dung sau:
Giai đoạn 1: Tư vấn thành lập doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh giáo dục
Hiện nay, để được thực hiện hoạt động kinh doanh giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do vậy, nếu trường hợp quý khách muốn mở trường mầm non tư thục nhưng chưa thành lập doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh giáo dục thì chúng tôi sẽ giúp quý vị thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. bao gồm các công việc sau:Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ để mở công ty một cách hợp lệ theo hướng dẫn tại mục “I.1” (về thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh) bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (Theo mẫu do Bộ kế hoạch & Đầu tư ban hành) phù hợp với từng loại hình đăng ký doanh nghiệp cụ thể (Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân, đăng ký kinh doanh công ty hợp danh, đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 TV, đăng ký kinh doanh công ty TNHH 2 TV, đăng ký kinh doanh công ty cổ phần);
- Điều lệ công ty (Đầy đủ theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014) cần phù hợp và đúng đắn theo từng loại hình doanh nghiệp mong muốn thành lập (Đăng ký kinh doanh công ty hợp danh, đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 TV, đăng ký kinh doanh công ty TNHH 2 TV, đăng ký kinh doanh công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên/ Cổ đông sáng lập (Theo mẫu do Bộ kế hoạch & Đầu tư ban hành) cần nắm rõ khái niệm về “Thành viên” và “Cổ đông” khi đăng ký thành lập công ty mà đặc biệt là Đăng ký kinh doanh công ty TNHH 2 TV và đăng ký kinh doanh công ty cổ phần;
- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu doanh nghiệp (Bao gồm những giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu);
- Giấy ủy quyền, văn bản ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp này của Luật sư X, quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ tùy thân sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho Quý khách hàng thân yêu:
- Chứng minh nhân dân
- Căn cước Công dân
- Hộ chiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp pháp nhân là một thành viên trong công ty dự tính đăng ký thành lập)
Ngoài ra, Luật sư X hỗ trợ công chứng giấy tờ tùy thân nói trên để việc mở công ty trở nên nhanh chóng và trọn vẹn nhất.Bước 2: Nộp hồ sơHiện nay, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký online trước, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì mới in các loại giấy tờ trên thành các bản cứng để đem tới nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của Phòng đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận.Do vậy, chủ doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp phải truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn và làm theo các bước hướng dẫn đăng ký kinh doanh online.Sau khoảng thời gian 3 ngày, anh/chị sẽ nhận được phản hồi thông qua tài khoản đã đăng ký trước đó về việc hồ sơ có được chấp thuận hay không. Nếu trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì anh/chị sẽ phải xem xét và bổ sung theo hướng dẫn.Nếu trường hợp hồ sơ đã hợp lệ và được chấp thuận, lúc này anh/chị sẽ phải in thành bản cứng các loại giấy tờ mà trước đó đã điền đầy đủ thông tin và lưu trữ dưới dạng file PDF. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ, anh/chị phải tới Phòng đăng ký kinh doanh để nộp bộ hồ sơ bằng bản cứng. Nếu sau khoảng thời gian 30 ngày mà anh/chị không tới nộp thì coi như bộ hồ sơ đã đăng ký trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn hiệu lực.Địa chỉ của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch- Đầu tư thành phố Hà Nội hiện nay có địa chỉ tại Tầng 3 – Nhà B10A – Nam Trung Yên – Hà NộiBước 4: Nhận kết quả và Thực hiện một số thủ tục bắt buộcSau khoảng thời gian 3 ngày từ ngày nộp bản cứng bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây có thể coi là thời điểm khai sinh doanh nghiệp, tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định pháp luật thì còn phải thực hiện một số công việc sau:– Trong thời hạn 30 ngày, đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng– Dựa trên mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế),chủ doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế thành phố Hà Nội (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…). Hiện nay Cục thuế thành phố Hà Nội có địa chỉ tại 187A Giảng Võ, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì bộ hồ sơ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
b) Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo duc của địa phương, mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tổ chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
c) Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu là 05 năm;
d) Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở). bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.Theo đó, những văn bản, giấy tờ thuộc bộ hồ sơ cần phải được lập một cách chính xác và hoàn chỉnh về cả mặt nội dung và hình thức trước khi nộp tới cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Do vậy, Luật sư X sẽ hỗ trợ, thay mặt quý vị thiết lập bộ hồ sơ đầy đủ, đảm bảo bộ hồ sơ được lập hoàn chỉnh theo đúng quy định và tình hình thực tế về điều kiện cơ sở vật chất của trường mầm non tư thục đã và sẽ hoàn thành.Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện sẽ là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định thành lập đối với trường mầm non tư thục. Do vậy, dựa theo địa điểm đặt trường sở của quý vị, chúng tôi sẽ thay mặt quý vị tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập, đồng thời có trách nhiệm cập nhật tình hình và sửa đổi bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của tại UBND cấp quận, huyện có thẩm quyền.Trong thời hạn 05 ngày, UBND cấp quận, huyện sẽ chỉ đạo cho Phòng Giáo dục và đào tạo trực thuộc lập đoàn thẩm định các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp quận, huyện. Trong vòng 05 ngày tiếp theo nếu xét thấy các điều kiện đã được đáp ứng đầy đủ thì Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Như vậy, tổng thời gian dành cho giai đoạn 2 này là từ 25-30 ngày.
Giai đoạn 3: Chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trường mầm non tư thục
Sau khi đã được cơ quan chức năng ban hành quyết định cho phép thành lập trường mầm non tư thục, thì để trường có thể tuyển sinh và thực hiện hoạt động giảng dạy thì trường phải thực hiện thủ tục đề nghị cho phép hoạt động bằng cách nộp hồ sơ gửi tới Phòng giáo dục và đạo tạo nơi đặt trường sở theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Cụ thể bộ hồ sơ bao gồm:
(1) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
(2) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
(3) Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên;
(4) Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
(5) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
(6) Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
(7) Quy chế tổ chức và hoạt động trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻChúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách thiết lập bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, chuẩn về nội dung và hình thức để nộp tới Phòng Giáo dục đào tạo, đồng thời có trách nhiệm cập nhật tình hình và sửa đổi bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của của cơ quan có thẩm quyền.Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh, Phòng giáo dục và đào tạo sẽ lập đoàn thẩm định thực tế để đánh giá tình hình hiện trạng về cơ sở vật chất và những điều kiện khác được nêu trong các văn bản. Trong vòng 10 ngày tiếp theo, nếu trường mầm non đáp ứng được đầy đủ các điều kiện thì sẽ được Phòng giáo dục đào tạo ban hành Quyết định cho phép hoạt động. Lúc này, trường mầm non tư thục của quý vị sẽ chính thức được đi vào hoạt động và tuyển sinh.
4. Vì sao nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của Luật sư X
Luật sư X với sứ mệnh “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”- tự hào là đơn vị chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu về cung cấp dịch vụ pháp lý, đặc biệt là Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh. Chúng tôi có đội ngũ luật sư và nhân viên tư vấn với bề dày kinh nghiệm, đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực pháp lý, thực hiện hỗ trợ đăng ký thành lập thành công cho hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực hết mình để đồng hành, tư vấn và hỗ trợ quý vị trong quá trình thành lập trung tâm tiếng anh. Qua đó, giúp trường mầm non tư thục của quý khách nhanh chóng được thành lập và đi vào hoạt động theo quy định pháp luật. Đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian và công sức quý báu của quý vị.Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ:
- Thông tin về chúng tôi (Click để tham khảo)
- Báo chí về chúng tôi (Click để tham khảo)
- Truyền thông về chúng tôi:
- Facebook: https://www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/luatsux
Hân hạnh được phục vụ quý khách.Khuyến nghị